Ads

TIN MỚI NHẤT

Monday, June 6, 2016

Đức Phật và Nàng - Chương Xuân Di - Online - Chương 77 - 78


Chương 77: Quà sinh nhật 



Tôi hạn chế ra phố, chỉ quanh quẩn trong nhà vui vầy với Cẩu Nhi. Ngay cả việc đi mua rau, tôi cũng nhờ các đệ tử của Rajiva. Nhưng Rajiva và đệ tử của chàng phải đến từng nhà kêu gọi quyên góp để xây chùa, bận rộn tối ngày, nên một quản gia kiêm thủ quỹ là tôi không thể cứ giam chân trong nhà mãi được. Vậy là, sau khoảng mười ngày o bế, tôi đã quyết định ra phố. Tôi đã chọn đường đi luồn lách qua những phố nhỏ, nhưng không ngờ, sau một lối rẽ, tôi vẫn đụng phải gương mặt lạnh lùng của Mông Tốn. Chắc chắn anh ta đã cho người theo dõi gia đình tôi cả ngày lẫn đêm, cho

người chầu chực, ôm cây đợi thỏ suốt mười mấy ngày.


Tôi chùn bước khi chạm mặt anh ta, định bụng quay lưng bỏ chạy, nhưng ngay sau đó tôi ý thức được rằng, làm vậy là vô ích. Tôi đành thở dài, từ bỏ ý định chạy trốn, quay lại đối diện với anh ta.


- Thông minh lắm, ta rất thích những phụ nữ hiểu chuyện như nàng.


Anh ta ngửa cổ cười lớn, chậm rãi bước đến bên tôi, ánh mắt toát lên vẻ cảnh giác
cao độ mà trước đây tôi chưa từng thấy.


- Nàng biết ta muốn hỏi điều gì: Nàng đã làm gì mà khiến ta hôn mê suốt một ngày
trời?


Khi anh ta đến gần, ruột gan tôi lại bắt đầu nhộn nhạo, cơn buồn nôn chực ập đến. Lẽ nào tôi ghê sợ anh ta đến mức ấy ư? Hơn mười ngày qua, cứ mỗi lần nghĩ đến anh
ta là tôi lại có cảm giác nôn nao như vậy. Tôi hít thở sâu vài lần, cố gắng kiềm chế.


- Tướng quân cưỡng ép người đã có chồng làm chuyện trái với luân thường đạo lý, nên mới bị Phật tổ trừng phạt.


- Ha ha, ý nàng là, nàng có phép thuật?


Anh ta bật cười mỉa mai, đảo qua đảo lại quanh tôi, ánh mắt dò xét đầy vẻ nham
hiểm.


- Ngải Tình, nàng tưởng rằng nói vậy sẽ khiến ta sợ ư? Ngược lại thì có, như vậy càng hay. Nàng được Phật tổ che chở, tin này nếu truyền ra ngoài, sẽ càng giúp ta
giành được lòng tin của dân chúng, không phải vậy sao?


- Mông Tốn, ngài vốn không có tình cảm gì với tôi và tôi đối với ngài cũng vậy. Lẽ nào chỉ vì một cuốn sách mà ngài ép tôi làm vợ ngài? Ngài không thấy như thế thật
nực cười hay sao?


Phiền toái quá đi mất, nếu là ở thế kỷ XXI thì cuốn sách ấy sẽ được bày bán ở
khắp mọi nơi

Tôi chán ngấy việc phải lời qua tiếng lại với anh ta, và càng bực mình hơn nữa là
cơn buồn nôn dữ dội lại ào đến, giọng nói của tôi bất giác được đẩy lên rất cao:


- Tôi đã hứa sẽ không nói cho ai khác biết về cuốn sách này, dù chỉ một chữ, ngài
còn muốn thế nào nữa?


- Ngải Tình, ta muốn có nàng, không phải chỉ vì cuốn sách đó.


Anh ta sáp lại gần tôi, những vằn sáng trong đáy mắt nhấp nháy:


- Những điều mà cuốn sách đề cập đến hoàn toàn trái với luân thường đạo lý,
nhưng nó đã phơi bày ra sự thật rằng, có những việc các bậc đế vương đã làm mà không bao giờ để lộ, cũng như những gì họ nói mà họ không chịu làm. Nó vốn dĩ không phải luận thuyết kì diệu do bậc vĩ nhân sáng tạo ra gì cả, mà đó là bản chất thực sự của vua chúa.


Tôi giật mình ngẩng đầu lên nhìn anh ta, phân tích của anh ta rất sâu sắc và nhạy bén. Có thể lấy ví dụ như các hoàng đế nhà Hán, đối ngoại mềm mỏng, đối nội cứng rắn, tuyệt đối không để lộ những sách lược trong việc thực thi vương pháp mà các vị đã tiến hành. Người ta chỉ trích Machiavelli là kẻ nham hiểm, xảo quyệt, nhưng thực chất, học thuyết chính trị học phi đạo đức của ông không nhằm mục đích xúi giục các bậc đế vương làm điều ác, mà chỉ tiết lộ, hé mở những việc các bậc đế vương đã và cần phải làm mà thôi. Nếu Machiavelli gặp được một vị quân chủ như Mông Tốn, hẳn ông đã không phải kết thúc mạng sống của mình trong nghèo khổ và bi kịch.


Trong lúc đang mải suy nghĩ, Mông Tốn đã ép sát thân hình to lớn của anh ta vào người tôi, theo phản xạ tự nhiên, tôi lùi lại phía sau.


- Vả lại, Ngải Tình à, ta tin rằng kho báu tri thức của nàng không chỉ vẻn vẹn có mỗi cuốn sách này.


Tôi đã hết đường thoái lui, lưng chạm vào bờ tường. Anh ta cúi xuống, ghé vào tai
tôi, thẽ thọt:


- Ngải Tình, tiếp xúc với nàng càng lâu, càng thấy nhiều điều thú vị, nhưng cũng càng cảm thấy sợ hãi. ta chưa từng gặp người con gái nào hiểu biết sâu rộng như nàng. Nếu như đấng mày râu khác phát hiện ra năng lực đặc biệt đó ở nàng, bọn họ sẽ gây bất lợi cho ta. Nàng biết quá nhiều chuyện về ta, việc ta ngậm đắng nuốt cay, nhẫn

nhục chờ thời, việc ta đóng kịch lừa phỉnh thiên hạ. Lẽ nào những nỗ lực đó của ta sẽ
bị hủy hoại bởi tay nàng?


Anh ta ngẩng đầu lên, giọng điệu ngày càng sắc lạnh, từng chữ một nhả ra nặng nề:


- Chỉ khi chúng ta là vợ chồng, chúng ta mới trở thành đồng minh tốt nhất của
nhau. Không làm vợ ta, nàng sẽ là kẻ thù của ta.


Cơn gió xuân đầu tháng tư mà khiến tôi nổi cả da gà. Anh ta bóp mạnh cằm tôi, khiến tôi đau đớn. Đôi đồng tử thẳm sâu của loài chim ưng chiếu ra thứ mà tôi biết có thể gọi tên nó là sát khí đằng đằng...


Giọng nói của anh ta trôi bên tai tôi, lạnh tựa băng tuyết:


- Theo nàng, ta sẽ để cho một kẻ bất cứ lúc nào cũng có thể hủy hoại tiền đồ của ta
sống sót trên cõi đời này ư?


- Ngươi...


Tôi đã nắm chặt súng gây mê trong tay áo, nhưng không đủ sức lôi nó ra. Tôi đã
dự đoán rất nhiều khả năng, nhưng không thể ngờ rằng anh ta lại có ý định giết tôi. Lưng tựa vào tường, mồ hôi đầm đìa, tôi vẫn cố giãy giụa.


- Ngươi muốn giết ta?


- Tuy rất đau lòng, nhưng vì nàng không chịu trở thành đồng minh của ta, nên ta
không còn cách nào khác.


Mông Tốn mân mê gương mặt tôi, những ngón tay thô ráp cọ xát vào da tôi. Một luồng khí lạnh lan khắp cơ thể, khiến toàn thân tôi run rẩy và kích thích cơn buồn nôn trỗi dậy. Không chịu nổi nữa, tôi không rõ mình lấy đâu ra sức mạnh để đẩy anh ta ra xa, sau đó cúi gập người, nôn thốc nôn tháo.


Mấy ngày qua, vì nghĩ ngợi nhiều, tôi ăn rất ít nên lúc này cũng không có gì để nôn cả. Nhưng cơn buồn nôn ấy khiến tôi vô cùng mỏi mệt, sau khi nôn xong, tôi ngồi phịch xuống cạnh tường, thở dốc, rút khăn tay lau miệng. Anh ta chau mày, tức
giận:

- Nàng nhát gan hay là quá ư ghê tởm ta?


Tôi nhắm mắt lại không buồn đáp. Tôi thầm than thở, vượt thời gian ngần ấy lần,
đây là lần đầu tiên tôi bị người ta dọa giết. Mà theo như sự hiểu biết của tôi về con người này, thì chắc chắn anh ta không nói chơi. Đều tại tôi cả, tôi không nên gây sự với ông sói này...


Anh ta đột nhiên trừng mắt nhìn tôi, đưa tay quệt qua mũi tôi:


- Ngải Tình, sao lại chảy máu mũi thế này?


Tôi thảng thốt, đầu óc trống rỗng, tôi bàng hoàng nhìn vệt máu đỏ tươi trên ngón
tay Mông Tốn. Đúng lúc ấy, tôi thấy đầu mình bị kéo ngã về phía sau, tôi gắng gượng vùng vẫy, cặp mắt vô hồn nhìn thẳng vào đôi mắt với biểu cảm hết sức phức tạp của anh ta. Tôi rút khăn thấm mũi, cảm giác máu vẫn đang tiếp tục tuôn trào. Một lát sau, kéo khăn xuống nhìn, thì thấy những vệt máu lan thành hình những bông hoa nho nhỏ, đỏ chót, sắc đỏ ấy khiến tôi rùng mình kinh hãi vì nó nhắc nhở tôi về một sự thật mà tôi không thể tiếp tục thờ ơ.


- Mông Tốn, ngài không cần đích thân ra tay đâu.


Tôi nhếch môi cười chua xót, nỗi tuyệt vọng, đau đớn dâng ngập lòng, sức lực
dường như sắp cạn kiệt:


- Tôi chỉ còn vài tháng nữa thôi... đến lúc ấy, tất cả sẽ kết thúc. Ngài yên tâm, trên đời này, sẽ không ai biết được kế hoạch của ngài đâu.


- Ngải Tình...


Anh ta thốt lên kinh ngạc, hai tay ôm lấy vai tôi, vẻ lạnh lùng, bí hiểm trong ánh
mắt dần tan biến, thay vào đó là vẻ ngỡ ngàng, bàng hoàng, anh ta hé môi định nói gì đó nhưng không thốt được nên lời.


- Xin ngài đừng để pháp sư biết...


Nỗi buồn tủi trào dâng, sống mũi cay xè. Tôi gạt tay anh ta ra, lắc đầu, thều thào:

- Tôi mệt lắm, tôi muốn về nhà.


Không buồn để tâm đến anh ta, tôi tự lê lết đi. Anh ta đi theo tôi vài bước, nhưng
ánh mắt khinh ghét của tôi đã khiến anh ta ngừng lại, chấp thuận để tôi về một mình. Tôi không đi, mà là trôi, tôi chưa bao giờ thấy cơ thể mình nhẹ bẫng như vậy. Cuối cùng cũng trôi được về căn phòng của mình, nhưng tôi đã quên sạch hôm nay ra phố để làm gì. Tôi cứ đờ đẫn ngồi đó, cho đến khi Rajiva đẩy cửa bước vào, mới sực tỉnh, vội vàng lau nước mắt. Lúc này mới nhận ra, trời đã sẩm tối, và tôi quên nấu cơm.


Sau nạn đói, Rajiva quyết định cùng đệ tử bỏ qua giới luật không ăn uống sau giờ ngọ, bắt đầu ăn bữa tối, để các nhà sư có thể phục hồi sức khỏe sau nạn đói nhanh chóng. Một lí do khác nữa, vì hàng ngày thầy trò họ đều quá ư vất vả trong việc vận động quyên góp xây chùa, nên ngày nào tôi cũng nấu ăn cho họ.


Tôi xin lỗi rồi vội vã lao xuống bếp. Nhưng vừa bước qua bậc cửa, Rajiva đã giữ
tôi lại:


- Ngải Tình, sắc mặt nàng dạo này rất kém, có phải vì quá lao lực không?


Chàng kéo tôi lại và ép tôi nằm xuống giường:


- Nàng nghỉ ngơi đi, việc nấu nướng cứ để Badyetara và cô Trương lo.


Chàng ra ngoài sắp xếp công việc, chỉ lát sau đã thấy quay lại, thắp đèn dầu, đặt
cạnh giường ngủ.


- Nào, để ta bắt mạch cho nàng.


- Không!


Tôi gần như hét lên, vội vàng giấu tay trong chăn. Rồi chợt nhận ra biểu hiện thái
quá của mình, tôi vội chữa ngượng:


- Không cần đâu, em không sao cả, chỉ tại em mệt quá, ngủ một lát là khỏe ngay thôi.


- Nàng thật là... đến bây giờ vẫn sợ khám bệnh.

Chàng ngồi bên mép giường, nắm tay tôi, ân cần:


- Ta sẽ ở đây với nàng, khi nào bữa tối xong xuôi sẽ gọi nàng dậy.


- Vâng.


Bàn tay ấm áp của chàng khiến tôi vững lòng hơn một chút. Những ngày qua tôi đã
quá mỏi mệt vì Mông Tốn...


Lúc tỉnh lại vẫn thấy Rajiva ngồi bên cạnh, nhưng hai hàng lông mày của chàng đang nhíu lại. Rồi khi phát hiện ra ngón tay chàng đang đặt trên cổ tay mình, tôi vội
gạt tay chàng ra, gần như hét lên:


- Rajiva, chàng làm gì vậy!


- Ngải Tình, nàng thấy trong người dạo này có điều gì khác lạ không?


Chàng ngẩng đầu nhìn tôi, vẻ đăm chiêu:


- Sao không nói cho ta biết?


Tôi sững sờ, toàn thân lạnh như băng. Tôi đã tìm đủ mọi cách để che giấu, nhưng
rốt cuộc vẫn để chàng phát hiện ra.


- Ta thật đáng trách, lẽ ra phải nhận ra từ lâu rồi mới phải. Nạn đói, rồi sau đó là việc xây dựng chùa chiền đã khiến ta quên bẵng đi.


Chàng nhìn tôi chăm chú, mặt hơi ửng đỏ, khẽ hỏi:


- Ngải Tình... đến tháng chưa?


Tôi ngơ ngẩn. Không phải chàng đã nhận ra rồi sao? Vì sao lại hỏi chuyện này?
Mà tôi cũng quên khuấy đi mất, chàng nhắc mới nhớ, đã lâu không thấy có dấu hiệu của kỳ kinh nguyệt. Tôi thường không nhớ chính xác thời gian, vả lại cũng chẳng còn
tâm trí đâu mà bận tâm chuyện đó nữa. Tôi ấp úng đáp:

- Em không thấy... Chậm gần một tháng rồi.


Chàng suy nghĩ một lát, hỏi tiếp:


- Gần đây nàng có thèm ngủ và thấy buồn nôn không?


Giọng nói của chàng cho thấy chàng không quá lo lắng, phải chăng tôi đã suy nghĩ
quá nhiều? Chậm kinh, thèm ngủ, buồn nôn... Tôi ngẩng phắt đầu lên nhìn chàng, ấp
a ấp úng:


- Chàng... chàng... ý chàng là...


Chàng kéo tay tôi lại, bắt mạch thêm một lần nữa. Lần nay, tôi không phản kháng,
mà hồi hộp theo dõi biểu cảm của chàng. Gương mặt chàng dần tươi tỉnh hẳn lên, khóe môi uốn cong hơn, ánh mắt ngập tràn niềm hân hoan. Chàng ngẩng lên nhìn tôi tha thiết, nụ cười tươi tắn làm bừng sáng gương mặt điển trai.


- Nếu nàng tin tưởng vào y thuật của ta...


Chàng ngừng lại, hít một hơi thật sâu, len trong giọng nói trầm ấm là nỗi xúc động
nghẹn ngào:


- Thì... đúng là như vậy...


Tôi nhảy cẫng lên, miệng môi run run mấp máy, nhưng mãi không thốt được ra
câu nào hoàn chỉnh. Nước mắt tràn mi, tôi nắm chặt cánh tay chàng. Tôi nhìn nàng
trân trân qua làn nước mắt, nghẹn ngào bật ra từng tiếng khó khăn:


- Là... thật ư? Chàng không nói dối em chứ?


- Nàng biết mà, ta chưa bao giờ nói dối.


Chàng lau nước mắt cho tôi, rồi kéo tôi vào lòng, giọng chàng hân hoan, vấn vít
bên tai tôi:


- Ngải Tình, đó là sự thật, là sự thật. Nàng sắp được làm mẹ rồi, và ta, ta sắp được làm cha...

- Em...


Tôi òa khóc trong vòng tay chàng, cảm giác thanh thản như vừa trút được một
gánh nặng. Thì ra những biểu hiện bất thường lúc trước đều là dấu hiệu của việc mang thai, vậy mà tôi cứ nghĩ, tai họa sắp ập đến...


- Em cứ nghĩ mình sẽ không mang thai được nữa...


Tôi nức nở, hòn đá đè nặng trong lòng tôi hơn một năm qua, cuối cùng cũng được
hất xuống.


- Em rất lo sợ, bởi vì không có cuốn sử nào viết rằng chàng có con trong giai đoạn này, nên em đã nghĩ rằng chúng ta sẽ không...


- Vài dòng ngắn ngủi, ơ hờ ấy chưa hẳn đã chuẩn xác.


Chàng ngắt lời tôi, làn môi ấm áp chạm vào gò má tôi:


- Ngải Tình, đừng nên làm khổ mình bằng những ghi chép vô thưởng vô phạt của
người đời sau. Chúng ta hãy sống vì chúng ta, cho chúng ta, mặc họ muốn viết gì cũng được. Sau này, chúng ta sẽ sinh thật nhiều con.


Chàng ôm lấy vai tôi, rút khăn tay lau nước mắt cho tôi, mỉm cười hôn lên trán tôi:


- Đừng khóc nữa, bây giờ nàng đã mang thai, không được quá xúc động.


Chàng kê gối cho tôi, dịu dàng đặt tôi nằm xuống:


- Ta đi dọn cơm, cứ nằm yên đó, nàng sẽ ăn trên giường.


Chưa kịp bước đi, vạt áo chàng đã bị níu lại. Chàng ngạc nhiên nhìn gương mặt đỏ
ửng của tôi, tôi ấp úng:


- Đó là vào ngày sinh nhật của em...


Chàng lúc đầu còn ngơ ngác, nhưng ngay lập tức đã hiểu ra, liền gật đầu, hồi tưởng

lại và nở nụ cười rạng ngời hạnh phúc.


- Rajiva, đây là món quà sinh nhật chàng tặng em.


Tôi đắm chìm trong ánh mắt dịu dàng, yêu chiều của chàng, bày tỏ lòng biết ơn từ
tận đáy lòng:


- Xin tạ ơn Phật tổ! Đây là món quà sinh nhật quý giá nhất của cuộc đời em!


Một nụ hôn ấm nồng thả nhẹ trên môi tôi:


- Của chúng ta chứ...


Hôm đó chàng phục vụ bữa tối cho tôi, liên tục gắp đồ ăn cho tôi và ép tôi ăn thật
nhiều, còn chàng thì ăn rất ít. Xong bữa, chàng không cho tôi rời khỏi giường, giao toàn bộ việc nhà cho các đệ tử. Sau đó chàng tiếp tục bắt mạch cho tôi, bảo rằng ngày mai sẽ đi cắt thuốc bổ cho tôi uống, vì sức khỏe của tôi đã giảm sút nhiều trong thời gian xảy ra nạn đói. Ngắm nhìn điệu bộ căng thẳng, sốt sắng của chàng, tôi cảm thấy niềm hạnh phúc trào dâng vô bờ, nên cứ mặc chàng bưng trà rót nước phục vụ mình, mặc dù động tác của chàng còn rất lóng ngóng.


- Thưa thầy!


Một đệ tử trẻ tuổi của chàng gõ cửa:


- Thư Cừ Mông Tốn xin được gặp thầy.


Mông Tốn ư? Tôi giật mình, niềm vui tột độ bỗng chốc nguội lạnh. Giờ đã là nửa
đêm, anh ta còn đến đây làm gì? Anh ta còn muốn đeo bám tôi đến khi nào mới chịu
buông tha?


Thấy tôi sa sầm mặt mày, Rajiva an ủi bảo rằng đừng lo lắng. Rồi chàng ra ngoài, một lát sau trở lại, nói rằng Mông Tốn mời thầy lang giỏi nhất thành Guzang này là ngài Phan Trưng, trước kia từng là ngự y của nhà Tiền Lương, bây giờ là ngự y trong cung họ Lữ đến khám bệnh cho tôi.


Tôi hết sức ngạc nhiên, anh ta muốn tôi chết kia mà? Vì sao lương tâm đột nhiên

thức tỉnh như vậy? Hay là vì còn nghi ngờ, nên mới tìm thầy thuốc tốt nhất để kiểm
chứng bệnh tình của tôi?


- Ngải Tình, khó khăn lắm mới mời được một thầy thuốc tài giỏi như vậy, dù cho Mông Tốn có ý đồ gì đi nữa, hãy cứ để ngự y khám cho nàng xem sao.


Chàng trầm tư giây lát, nói tiếp:


- Ta cũng muốn ông ấy xác nhận việc nàng mang thai.


Tôi không dám nói với Rajiva về việc Mông Tốn đã uy hiếp mình, nên đành
ngoan ngoãn khoác áo, để Rajiva dìu ra ngoài phòng khách. Trong lúc trò chuyện, tôi đã cố gắng quan sát Mông Tốn, dưới ánh đèn mờ ảo, tôi không thấy rõ biểu cảm của anh ta.


Phan Trưng bắt mạch cho tôi, hỏi thêm vài câu về biểu hiện khác lạ của tôi những
ngày gần đây, sau đó đứng lên, vái Rajiva một vái:


- Xin chúc mừng pháp sư, phu nhân đã có tin vui, thai nhi đã được hai tháng, mùa thu này sẽ hạ sinh quý tử.


Mông Tốn hình như khá bất ngờ, hết nhìn Phan Trưng trân trân lại quay sang nhìn tôi. Tôi quay mặt đi, vì cứ thấy anh ta là tôi lại khó chịu. Anh ta nghĩ rằng tôi đã lừa
anh ta ư?


Rajiva tươi cười:


- Cảm ơn ngài. Ta cũng đã bắt được mạch hỷ, nhưng sau nạn đói, sức khỏe của
phu nhân ta rất yếu, phiền ngài bắt mạch cho phu nhân ta thêm lần nữa và xem có
cách nào để bồi bổ sức khỏe hay không?


Phan Trưng tiếp tục bắt mạch bên tay phải của tôi, ông ấy khẽ khép mắt, trầm tư một lát, hỏi vài câu, rồi đề nghị tôi thè đầu lưỡi ra.


- Phu nhân đúng là đã bị suy nhược cơ thể, tôi sẽ kê một đơn thuốc cho phu nhân an thai và bồi bổ sức khỏe.

Rajiva gật đầu, mang bút, nghiên và giấy tới. Phan Trưng đang viết, bỗng ngừng
lại:


- Nhưng mà...


Ông ta hơi do dự:


- Tôi nhận thấy một luồng khí yếu ớt rất lạ lùng trong cơ thể phu nhân, tuy không
rõ ràng, nhưng rất giống với biểu hiện của bệnh huyết hư.


Rajiva đang mài mực, bỗng run bắn, mực vương đầy tay, nhưng chàng chẳng bận
tâm chuyện đó:


- Huyết hư ư?


- Bởi vì tâm và tỳ đều suy nhược, nên tỳ không sinh ra được máu.


Phan Trưng gật đầu khẳng định, sau đó tiếp tục quan sát sắc mặt tôi:


- Sắc mặt của phu nhân rất kém, lại có triệu chứng chóng mặt, chảy máu cam, vậy
nên...


- Chảy máu cam?


Rajiva lập tức quay sang tôi, hai mắt mở to kinh ngạc, toàn thân run rẩy, hẳn là
chàng đang nghĩ tới chuyện xảy ra vào cái ngày tôi trở về thế kỷ XXI năm xưa. Tôi đã ra sức giấu giếm, nhưng rốt cuộc vẫn bị phát hiện ra. Tôi trừng mắt nhìn Mông Tốn, chắc chắn anh ta đã đem chuyện tôi bị chảy máu cam nói với Phan Trưng. Nhưng biểu cảm trên khuôn mặt Mông Tốn khiến tôi vô cùng kinh ngạc, dưới ánh sáng yếu ớt của
ngọn đèn dầu, tôi thấy một gương mặt đăm chiêu, lo lắng và hình như... rất buồn...


Mông Tốn không thèm bận tâm đến nỗi tức giận của tôi, quay sang hỏi Phan
Trưng:


- Bệnh này có nghiêm trọng không?


- Phải căn cứ vào lục phủ ngũ tạng của người bệnh để tiến hành điều trị, nhưng

bệnh này không thể chữa khỏi dứt điểm. Thời gian...


Ông ta ngừng lại một lát, vẻ thận trọng:


- Không nhiều...


Sắc mặt Rajiva bỗng nhiên trở nên trắng bệch, chàng lảo đảo lùi lại phía sau. Mông
Tốn lao đến, kéo tay áo Phan Trưng, chưa kịp nói câu nào, ông ấy đã vội vàng chắp
tay lại, thưa:


- Xin pháp sư và tướng quân bình tĩnh nghe tôi trình bày hết. Năng lực của tôi có hạn nên chưa thể đoán định chuẩn xác, xin hãy chờ thêm vài ngày nữa. Cũng có thể chỉ vì phải chịu đói quá lâu, nên phu nhân mới có những biểu hiện như vậy, chưa chắc phu nhân đã mắc căn bệnh đó.


Mông Tốn thở phào, buông Phan Trưng ra. Rajiva trầm tư giây lát, lúc chàng
ngẩng lên, tôi đọc được trong ánh mắt chàng một quyết tâm lớn lao:


- Thưa ngài, nếu ta không cần đứa bé này thì bệnh của phu nhân ta có thể chữa
khỏi không?


- Không được!


Tôi bật dậy:


- Rajiva, khó khăn lắm chúng ta mới có được đứa con này, em nhất định sẽ sinh
con ra.


- Ngải Tình, tính mạng của nàng quan trọng hơn.


Chàng kéo tay tôi, vẻ mặt khổ sở nhưng kiên định:


- Chờ khi nàng phục hồi sức khỏe, chúng ta sinh con cũng không muộn mà.


- Chàng đừng lo, em không sao đâu.


Nhiều lần vượt thời gian, nhiễm phóng xạ mà vẫn có thể mang thai, đối với tôi,

điều đó không hề dễ dàng. Đây có thể là cơ hội mang thai duy nhất của tôi, làm sao
tôi có thể từ bỏ.


- Thưa ngài, chỉ cần tôi chịu khó thuốc thang đều đặn, ăn uống nghỉ ngơi đầy đủ là
tôi có thể sinh con, đúng không?


Phan Trưng nhìn tôi, rồi quay sang nhìn Rajiva, ngập ngừng:


- Sức khỏe của phu nhân vốn rất yếu, nếu quyết tâm sinh nở, chỉ e sẽ để lại di
chứng, rất có thể phu nhân sẽ vĩnh viễn không mang thai được nữa. Huống hồ, hiện giờ vẫn chưa thể xác định phu nhân có mắc bệnh huyết hư hay không. Tuy vậy, theo
tôi, nếu phu nhân mong muốn sinh hạ đứa bé này đến thế, chi bằng cứ thử xem sao.


Tôi vui mừng khôn xiết, kéo tay áo Rajiva, khẩn khoản:


- Rajiva, chàng muốn em ăn gì em sẽ ăn nấy, em sẽ ăn thật nhiều, cho cơ thể béo
tốt, đẫy đà và sinh cho chàng một em bé mập mạp, khỏe mạnh.


Rajiva yên lặng hồi lâu, trầm tư suy nghĩ, dù vẫn còn lần chần, do dự, nhưng rốt
cuộc chàng đã chịu gật đầu:


- Thôi được, nhưng nàng nhất định phải nghe lời ta đó!


Tôi những muốn lao tới ôm chầm lấy chàng ngay lúc đó, nhưng vì trong nhà có
khách, nên tôi chỉ nhìn chàng cười hoan hỉ. Từ nãy đến giờ Mông Tốn vẫn chăm chú quan sát tôi bằng ánh mắt lạnh lùng khó hiểu. Nhưng tôi cũng chẳng buồn đoán định, bởi vì mọi tâm tư của tôi bây giờ đã dành trọn cho mầm sống nhỏ bé đang nhú lên trong bụng mình. Con yêu, Phật tổ thương xót mẹ, đã lắng nghe lời khẩn cầu tha thiết của mẹ, nên Ngài đã ban con cho mẹ, phải không? Cha mẹ sẽ gắng hết sức mình để chào đón con ra đời. Con là món quà sinh nhật tuyệt vời nhất trong đời mẹ...

Chương 78: Làm cha mẹ 


Cuối tháng tư, sự sống dường như đã được tái sinh trên mảnh đất Lương Châu, cỏ
cây tươi tốt, chim chóc líu lo. Vận bộ đồ mùa xuân thoáng mát, tôi vừa ngồi đan quần áo cho trẻ sơ sinh, vừa sưởi nắng trong vườn nhà. Lúc trước, vườn nhà tôi có mấy cây đào, cây hạnh, nhưng khi nạn đói tràn đến, chất đốt khan hiếm, ngay cả những vật dụng không cần thiết cũng bị chặt vụ làm củi đun, nên mấy cây kia đã không thoát khỏi kiếp nạn. Tôi lấy làm tiếc, bởi vì nếu chúng vẫn còn, thì bây giờ sẽ đang là mùa hoa đào nở rộ, hương thơm tỏa bay trong không gian, thi vị biết bao.


Cẩu Nhi ngồi xổm dưới đất chơi đùa một mình, chú nhóc tinh nghịch bứt những cành cỏ dại cài vào tóc tôi và buộc tôi phải khen đẹp. Do được tẩm bổ, Cẩu Nhi đã khỏe khoắn hơn trước rất nhiều. Nhưng vì phải chịu đói quá lâu đã để lại di chứng, thi thoảng chú bé lại bị cảm sốt. May mà trong nhà tôi có một thầy thuốc miễn phí, vẫn thường xuyên bắt mạch, điều trị cho Cẩu Nhi.


Cô Trương vừa đến bế Cẩu Nhi đi, cô là một trong số hơn hai trăm nạn dân mà chúng tôi cứu giúp. Con trai đi lính, tử trận, sau khi cửa thành được mở, lại được tin người chồng cũng đã chết vì đói, người phụ nữ ngoài tứ tuần ấy chỉ còn lại một thân một mình trên đời, cô đã muốn quyên sinh, nhưng sau khi nghe Rajiva khuyên nhủ, cô đã đồng ý ở lại nhà chúng tôi.


Không phải để mắt đến Cẩu Nhi nữa, tôi tập trung vào công việc đan lát của mình. Tôi đan không được khéo cho lắm, nhưng vẫn không muốn nhường việc đó cho người khác. Dù khó coi đến đâu, cũng là tấm lòng của người mẹ. Tôi xoa nhẹ phần
bụng còn khá phẳng của mình, thì thầm:


- Cục cưng không được cười mẹ, biết chưa!


Cổng chính mở tung, chưa thấy người đâu đã nghe thấy tiếng cười sảng khoái vang
lên trong sân vườn:


- Ta nghe nói công chúa có tin vui, nên đến chúc mừng pháp sư và công chúa.


Tôi đặt giỏ đồ đan lát xuống, đứng lên đón tiếp. Người đàn ông cao lớn bước qua
bậc cửa, vái chào tôi, tôi vội vàng đáp lễ. Theo sau ông ấy là Rajiva. Chàng nở nụ cười điềm đạm, sải bước đến bên, đỡ tôi ngồi xuống. Tôi ngượng quá, mới chưa đầy ba tháng, còn chưa nhìn rõ bụng mà chàng săn sóc tôi cẩn trọng như thể người ta bảo vệ loài gấu trúc quý hiếm vậy.

Tôi nhìn chàng băn khoăn. Chàng mỉm cười giải thích:


- Hôm nay, trong lúc bàn chuyện xây dựng chùa chiền, ta đã thông báo với ông ấy
về việc nàng mang thai, thế là ông ấy nhất quyết đòi tới nhà chúc mừng nàng.


- Pháp sư chu đáo quá, công chúa thật may mắn!


Đỗ Tấn nháy mắt trêu chọc tôi, chòm râu quai nón rung rung theo tiếng cười.


Tôi đỏ mặt, cúi đầu đáp:


- Thật ngại quá!


Chúng tôi vừa thăm hỏi nhau, vừa bước vào phòng khách. Sau khi đã yên vị, Đỗ
Tấn liền hỏi:


- Pháp sư có hay chuyện Vua Diêu Tần cử sứ giả đến đây mời ngài tới Trường An
giảng đạo không?


Chúng tôi đều sững sờ, Rajiva lắc đầu:


- Tôi không hề hay biết.


Đỗ Tấn khẩn khoản:


- Pháp sư là người uyên bác, nhưng Lương Châu lại không có đất cho ngài dụng
võ. Tuy Diêu Trường không phải một vị vua đức độ, nhưng Phật giáo là quốc pháp của nước Tần, chắc chắn ông ta sẽ phong ngài làm quốc sư. Ta chẳng giúp được gì nhiều, nhưng sẽ cố gắng thuyết phục Lương Vương cho phép pháp sư đến Trường An,
ý ngài thế nào?


Tôi gật đầu ngay tức khắc, vui vẻ nhận lời thay chàng:


- Tốt quá!


Nhưng Rajiva đã ấn nhẹ vào tay tôi, trả lời Đỗ Tấn rằng:

- Cảm ơn lòng tốt của Đỗ tướng quân, nhưng lúc này, ta chưa thể rời khỏi Lương
Châu.


Đỗ Tấn kinh ngạc:


- Vì sao vậy?


- Phu nhân ta vừa có mang, sức khỏe nàng lại yếu ớt, đường đi Tràng An xa xôi,
hiểm trở.


Rajiva đưa mắt nhìn bụng bầu của tôi, trầm tư một lát, cười buồn:


- Vả lại, Lương Vương chắc chắn không đồng ý.


- Việc này...


Đỗ Tấn định nói gì đó nhưng lại thở dài:


- Lương Vương không trọng dụng pháp sư nhưng lại muốn giam giữ ngài. Pháp sư
thân cô thế cô, Đỗ Tấn buồn thay cho ngài.


Rajiva mỉm cười:


- Đỗ tướng quân, dù vậy, ta đâu có ngồi yên một chỗ. Tuy Lương Châu là vùng
"hoang mạc" của đạo Phật, nhưng ta không ngại bắt đầu lại từ đầu.


Đón lấy vẻ ngạc nhiên từ Đỗ Tấn, Rajiva tiếp tục nói, giọng chàng đầy tự tin:


- Nơi đây sẽ là khởi đầu mới của ta.


Chàng chầm chậm đứng lên, khoan thai cất bước đến bên cửa sổ, ngước nhìn bầu
trời xanh Guzang, vài đám mây trắng bồng bềnh trôi, gió xuân dìu dịu, ấm áp.


- Ta muốn xây chùa Đại Phật trên núi Bậc Thang và đã nhận được sự ủng hộ nhiệt thành của các thiện nam tín nữ, chẳng bao lâu, sẽ khởi công xây dựng. Sau khi hoàn thiện, công trình này sẽ làm thay đổi cục diện Phật giáo ở Lương Châu, nơi đây sẽ không còn tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng các ngôi chùa Phật giáo quy chuẩn nữa.

Ta sẽ hiệu đính lại toàn bộ nội dung kinh, luật, luận và chấn chỉnh những kiến giải sai
lầm của người dân Trung Nguyên về Phật pháp. Hy vọng một ngày nào đó, chùa Đại Phật sẽ trở thành ngôi chùa Phật giáo chính thống trên mảnh đất phía Tây của Trung Nguyên này.


- Hay lắm!


Đỗ Tấn vỗ tay hưởng ứng, đứng lên, chắp tay trước ngực, cung kính:


- Tấm lòng quảng đại và ý chí lớn lao của pháp sư thật khiến ta khâm phục. Pháp
sư cần ta trợ giúp việc gì, ta nguyện dốc lòng dốc sức.


- Rajiva, vì sao chàng bỏ lỡ cơ hội này?


Tôi than thở với chàng khi Đỗ Tấn đã ra về.


Chàng mỉm cười, như thể chuyện đó chẳng có gì to tát:


- Nàng bảo rằng chúng ta phải chờ đợi mười sáu năm ở Lương Châu kia mà.


- Nhưng cơ hội này...


- Không đúng thời điểm thì không gọi là cơ hội.


Chàng ngắt lời tôi, đặt tay lên bụng bầu của tôi, dịu dàng:


- Huống hồ, đối với ta nàng và con quan trọng hơn tất thảy, ta không muốn xảy ra
bất cứ sơ suất nào.


Nhưng tôi vẫn cảm thấy vô cùng nuối tiếc, định lên tiếng thì cơn buồn nôn quen thuộc ập đến. Thấy tôi nôn khan, Rajiva vội đỡ tôi ngồi xuống, vuốt lưng cho tôi. Tôi thuộc nhóm phụ nữ ốm nghén khá nặng, dạo gần đây tôi ăn rất ít, mỗi ngày nôn ói vài lần. Tôi lại bị hoa mắt chóng mặt, mẫn cảm với mùi dầu mỡ, nên càng lúc càng gầy.


- Con ơi, sao con giày vò mẹ con nhiều vậy!


Chàng xót xa, rút khăn lau miệng cho tôi:

- Tội cho nàng quá, ta chẳng giúp gì được...


Tôi vẫn rất khó chịu, nhưng nghe chàng nói vậy, lại thấy buồn cười.


- Em không sao, người mẹ nào cũng phải trải qua giai đoạn này, sau ba tháng hiện
tượng này sẽ hết.


Tôi vòng tay qua eo chàng, tựa vào người chàng, gắng sức kìm chế cơn buồn nôn,
cười nói:


- Chàng giúp em rất nhiều mà, có chàng ở bên, mọi nỗi vất vả đều biến thành ngọt ngào.


Từ lúc biết tôi mang thai, chàng không để tôi đụng vào bất cứ việc gì, và hàng ngày chăm chút, bảo vệ tôi hết sức chu đáo. Đích thân chàng sắc thuốc an thai cho tôi, nựng tôi uống thuốc, chiều chuộng hết mức. Ngày ngày đắm mình trong sự ngọt ngào, dịu dàng của chàng, niềm hạnh phúc với tôi là vô bờ bến, bởi vậy, chút nhọc mệt do mang bầu này có đáng kể gì.


Chàng kéo tôi vào lòng, âu yếm hôn lên trán tôi. Gió xuân ấm áp tràn vào phòng, mang theo hương hoa thoang thoảng. Tôi hít một hơi thật sâu đầy mãn nguyện, muốn thốt lên: mùa xuân mới tuyệt làm sao...


Bước sang tháng năm, cơn ốm nghén hành hạ tôi bấy lâu đã biến mất, tôi bắt đầu thèm ăn, tôi ăn gấp đôi lúc trước. Cơ thể đã đẫy đà lên rất nhiều. Chỉ có điều, dù mỗi ngày tôi đều uống thuốc bổ nhưng sắc mặt vẫn không hồng hào lên được, Rajiva vô cùng lo lắng. Nhưng điều khiến tôi vui nhất là phần bụng bầu phẳng lì khi trước của tôi nay đã to ra thấy rõ.


Cách mười ngày Mông Tốn lại đưa Phan Trưng đến khám cho tôi. Rajiva luôn túc trực bên cạnh, ân cần hỏi han đủ thứ, tôi biết chàng vẫn rất lo lắng về căn bệnh huyết hư của tôi. Thường ngày, chàng vẫn bắt mạch cho tôi đều đặn và không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu sách y thuật. Mỗi lần, trước khi Phan Trưng đến, tôi đều tự vỗ vào má mình, để sắc mặt được hồng hào lên đôi chút. Nếu ông ấy hỏi tôi còn chảy máu cam hay không, thì tôi đều đáp rằng không.

Phan Trưng vẫn không thể xác định rốt cuộc tôi có bị mắc bệnh huyết hư hay
không, ông ấy chỉ kê cho tôi một vài loại thuốc để bồi bổ cơ thể. Tôi thầm nghĩ, huyết hư có phải là bệnh máu trắng ở thời hiện đại và là căn bệnh nan y không? Lần trước, khi trở về, tôi tiến hành kiểm tra sức khỏe và có kết luận là chỉ số nhiễm xạ đã vượt mức cho phép. Mới thuốc thang, điều trị được chín tháng tôi đã lại vượt thời gian, do
vậy, không thể tránh khỏi bị ảnh hưởng!


Tôi không sợ bản thân mắc bệnh, vì đây là cái giá tất yếu mà tôi phải trả khi vượt thời gian đến nơi này và yêu con người ở thời cổ đại. Tôi chỉ lo lắng bé yêu của tôi sẽ bị ảnh hưởng. Thời đại này chưa có sóng siêu âm B, nên tôi chỉ có thể cầu khấn: xin trời Phật phù hộ độ trì cho bé yêu của con được chào đời khỏe mạnh. Con xin gánh chịu mọi bệnh tật thay con của con.


Lần nào Phan Trưng đến khám bệnh cũng có Mông Tốn đi theo. Anh ta chỉ lẳng lặng ngồi nhìn, vẻ mặt trầm ngâm, lầm lì, khó hiểu. Tôi không biết anh ta còn muốn lấy mạng mình nữa không, nhưng cũng cảm thấy hình như không phải. Phí khám chữa bệnh của Phan Trưng không hề thấp chút nào, nhưng chúng tôi không mất một xu, lẽ nào anh ta muốn cứu tôi? Rốt cuộc anh ta đang nghĩ gì? Tôi thở dài, tiếp tục công việc đan lát. Con người ấy sâu xa là thế, sao tôi có thể nắm bắt được suy nghĩ của anh ta? Chi bằng hãy dành trọn sự quan tâm cho em bé trong bụng tôi là hơn.


- Ngải Tình, nàng làm gì vậy?


Ngại quá, đã cố gắng hạ thấp âm thanh hết mức, vậy mà vẫn khiến chàng thức
giấc. Chàng ngủ say mà vẫn rất tỉnh.


- Không có gì, chỉ tại...


Tôi lần mò chiếc giày vải trong đêm tối, ngượng ngùng giải thích:


- Em đói bụng quá, muốn nấu tạm thứ gì để ăn, chàng cứ ngủ đi.


Chàng kéo tôi lại, ấn tôi nằm xuống.


- Nàng ở đây chờ, để ta đi nấu mì cho nàng.


Chàng đánh lửa, đốt đèn dầu, khoác áo, rời khỏi giường.

- Nhưng, chàng nấu được không?


Để chàng phải nấu ăn cho mình, tôi thấy hơi áy náy.


- Để em nhờ cô Trương.


- Không cần đâu, nửa đêm gà gáy, không nên làm phiền cô ấy. Nấu bát mì thôi mà,
ta làm được.


Chàng lại ấn tôi xuống gối, cốc nhẹ vào trán tôi:


- Ngoan ngoãn đợi nhé, không được đi theo đâu đấy.


- Chàng nhớ phải đổ nước vào trước, đừng đổ nhiều quá, nước sôi thì cho mì vào.
Chàng đừng đun quá lâu, sợi mì sẽ bị nát. Còn nữa, gói mì ở ngăn đầu tiên trên chạn bếp, chàng bỏ một gói vào là đủ.


Chàng chuẩn bị mở cửa phòng bước ra, tôi vẫn cố vớt vát:


- Còn nữa, chàng cho một phần tư thìa muối vào thôi nhé.


- Ta biết rồi.


Chàng tủm tỉm cười, lắc đầu, thở dài. Nếu chàng biết tiếng lóng hiện đại, chắc chắn
sẽ bảo tôi là "bà chằn" nói nhiều cho xem.


Dù vậy, tôi vẫn không yên lòng, muốn xuống bếp phụ chàng, nhưng tôi biết chàng sẽ không chịu, sẽ lại xua tôi về phòng nghỉ ngơi. Tôi đành ngồi yên trên giường chờ đợi, bụng sôi sùng sục, chờ mãi chờ mãi, chờ cho tới khi tôi đã quên cả đói, lông mi chùng xuống chuẩn bị thiếp đi, mới nghe thấy tiếng chàng gọi khẽ.


Chàng bưng vào một bát mì nóng hổi, đặt đũa vào tay tôi. Tôi chưa vội đón lấy mà bật cười ha hả. Vì mặt mũi chàng lem nhem, hai mắt sưng đỏ, bụi khói bám đầy trên hàng lông mày dài, rậm, khuôn mặt tuấn tú, điển trai thường ngày lúc này trông buồn cười không chịu nổi. Tôi lấy tay áo lau mặt cho chàng, vừa buồn cười vừa cảm động khi hình dung ra cảnh chàng lúng túng xếp củi thổi lửa, bếp núc bừa bộn, rối như canh hẹ.

Chàng đỏ mặt, gắp mì đưa đến miệng tôi:


- Ăn đi cho nóng.


Tôi mỉm cười hoan hỉ thưởng thức miếng đầu tiên. Chàng nhìn tôi chăm chú và hồi
hộp:


- Có được không?


Nhạt thếch, mà chỉ toàn nước suông, không có cọng hành nào cả. Tôi ăn thêm một
miếng to nữa, ngước nhìn chàng, gật gù:


- Ngon hơn cả bát mì hôm sinh nhật em.


Chàng thở phào, ngượng ngùng:


- Đây là bát thứ ba đấy... Bát đầu tiên nát quá, bát thứ hai mặn quá, bát thứ ba này
may mà còn tạm được.


Tôi đón lấy bát mì, gắp từng miếng to bỏ vào miệng, đây là lần đầu tiên trong đời
chàng nấu ăn, tôi không thể lãng phí. Chàng vừa lau miệng cho tôi, vừa khẽ khàng:


- Ăn từ từ thôi. Nàng không cần động viên ta đâu, bát mì này chỉ đạt mức trung bình thôi. Hôm nay nàng chịu khó ăn tạm, sau này ta sẽ chăm chỉ học nấu ăn, để nấu những món ngon hơn cho nàng và con.


Tôi há hốc miệng nhìn chàng kinh ngạc. Con người chưa bao giờ đặt chân xuống
bếp mà chịu học nấu ăn ư? Chàng cốc nhẹ vào đầu tôi:


- Ăn đi, không nguội đó, để nguội ăn không tốt đâu.


Tôi vừa ăn vừa nhìn trộm chàng. Dưới ánh đèn, vẻ mặt chàng ân cần, chăm sóc,
khiến tôi không khỏi xúc động. Lúc này, chàng là người đàn ông hết lòng vì vợ vì con, là chỗ dựa vững chắc của tôi và bé yêu. Ăn hết bát mì, húp hết nước, tôi hỉ hả, khoan khoái nằm tựa vào người chàng, thầm nghĩ: con ơi, con thật may mắn vì có một người cha tuyệt vời như vậy...

Biết tin tôi có bầu, cuối tháng năm Đoàn Nghiệp cũng đến thăm hỏi. Tôi dò hỏi
ông ấy về việc Diêu Trường mời Rajiva đến Trường An giảng kinh. Đoàn Nghiệp nói với tôi rằng Lữ Quang đã từ chối, vì ông ta bảo Rajiva là người xảo quyệt, chàng đến Trường An sẽ gây bất lợi cho nhà Lương của họ Lữ.


Chúng tôi đã lường trước kết quả này, tuy Rajiva không bận tâm, nhưng tôi thấy tiếc nuối, mười sáu năm đằng đẵng, cuộc đời con người có được mấy mươi năm để mà
chờ đợi như vậy?


Chùa Đại Phật đã bước vào giai đoạn chuẩn bị khởi công xây dựng. Những ngày gần đây, Rajiva bận bịu tối mắt với việc tìm kiếm thợ thuyền, kiểm tra điều chỉnh bản thiết kế, đối chiếu các khoản chi phí. Ngoài thời gian đó ra, chàng còn phải chăm sóc tôi nữa. Tôi biết vậy, nên đã ngoan ngoãn ở nhà dưỡng thai, không đi đâu cả.


Thời tiết đầu tháng sáu bắt đầu oi bức, mùa hạ đang đến gần. Mùa hạ vùng Tây Bắc không oi bức như mùa hạ Giang Nam, buổi sáng và buổi chiều đều có gió mát, không khí thoáng đãng, dễ chịu. Tuy bụng bầu của tôi đã thấy rõ, nhưng so với các bà bầu năm tháng khác thì vẫn bé hơn nhiều. Rajiva không yên tâm, ngày nào cũng ép tôi ăn vô số thực phẩm bổ dưỡng. Tôi bắt đầu bước vào giai đoạn thèm ăn quả hạnh tử "dữ dội". Bình thường tôi không ăn được đồ chua, nhưng bây giờ thì không lúc nào ngơi miệng. Cô Trương khẳng định chắc nịch với tôi rằng: bụng nhỏ lại gọn thế này chắc chắn là con trai. Tôi hỏi Rajiva thích con trai hay con gái, chàng chỉ cười bảo con trai con gái chàng đều thích.


Trung tuần tháng sáu, một toán lính đột nhiên kéo đến nhà tôi, kẻ đi đầu đầy ngạo mạn là Lữ Thiệu, vênh vang tuyên bố: Lương Vương muốn thờ phụng Phật tổ, mong được nghe tụng kinh mỗi ngày, nên mời pháp sư cùng toàn thể gia quyến lập tức dọn vào ở trong cung.


Hắn không cho chúng tôi nhiều thời gian để thu dọn, chúng tôi gần như bị áp giải lên xe ngựa. Rajiva sa sầm mặt mày, ra sức che chắn cho tôi. Hai mươi tư đệ tử Khâu Từ, cô Trương và Cẩu Nhi cùng chúng tôi đặt chân vào cung điện của vua Lương.


Chúng tôi được đưa đến một khuôn viên nhỏ bé tại vòng ngoài cùng của hoàng cung. Có thể thấy rõ khu vườn này vừa được tu sửa lại một cách qua loa đại khái, bắt chước kiến trúc của một ngôi chùa Phật giáo, nhưng xây dựng rất qua quít, cẩu thả, không thành hình thành vẻ gì cả. Lữ Thiện đắc ý gọi đó là ngôi chùa mới xây cất của

Hoàng gia và vua Lương đã trịnh trọng đón rước pháp sư lừng danh Tây Vực
Kumarajiva về làm trụ trì.


Rajiva hiểu rằng, chàng lại bị Lữ Quang giam lỏng một lần nữa.


Tôi bưng chậu nước vào phòng, thấy chàng đang đăm chiêu nhìn ra bầu trời đầy
sao ngoài cửa sổ. Chúng tôi đã vào sống trong cung được nửa tháng, Rajiva tiếp tục trở thành quân sư "bù nhìn" theo sát bên cạnh Lữ Quang mỗi ngày. Tôi biết, chàng chán ghét cuộc sống tù ngục này tới mức nào.


Khẽ thở dài, tôi gọi:


- Rajiva, chàng rửa mặt đi.


Nghe tiếng tôi, chàng vội bước tới, đón lấy chậu nước:


- Ta đã dặn nàng đừng bận tâm đến mấy việc này rồi kia mà, nhỡ động thai thì
sao?


- Em có yếu đuối đến mức ấy đâu! Vả lại, vận động một chút cũng tốt mà.


Tôi tươi cười, đưa khăn lau cho chàng.


Nhìn chàng mặt ủ mày chau suốt nửa tháng qua, tôi vừa buồn vừa thương:


- Lữ Quang không yên tâm về chàng. Lúc trước bận việc thống quân phản loạn
không có thời gian để ý đến chàng, bây giờ trở về, thấy chàng được lòng dân, danh tiếng vang xa như vậy, ông ta ắt sinh lòng ghen ghét, đố kỵ.


Vừa giúp chàng cởi áo, tôi vừa phân tích:


- Lời mời của Diêu Trường đã thức tỉnh Lữ Quang, nếu ông ta không giữ chặt
chàng, sẽ có rất nhiều vua chúa khác trọng dụng chàng. Bởi vậy, trên danh nghĩa là mời chàng vào cung, nhưng thực chất là muốn giam lỏng chàng.


Chàng không muốn tôi vận động nhiều, nên nhất quyết ấn tôi nằm xuống giường,
rồi lắc đầu, nói:

- Ngải Tình, không phải ta buồn phiền vì việc đó. Ta đã biết sẽ phải nhẫn nhục chờ
đợi mười sáu năm thì cớ gì phải phiền muộn khi bị Lữ Quang giam giữ?


Ánh mắt thoáng vẻ u ẩn, chàng thở dài:


- Lữ Quang không cho ta xây chùa Đại Phật, bảo rằng ta chỉ được phép tu hành
trong ngôi chủa của Hoàng gia này thôi.


Tôi sửng sốt! Quả nhiên kế hoạch xây chùa hang đá trên núi Bậc Thang đã gặp trở ngại. Rửa ráy xong, chàng bưng chậu nước ra ngoài, cố giấu đi những tâm tư bộn bề
trong lòng:


- Ngày mai, ta sẽ căn dặn đệ tử đem trả lại các khoản quyên góp.


Nhìn theo bóng dáng cô đơn, u sầu của chàng, tôi thấy lòng buồn rười rượi. Vì sao
tôi không thể giúp chàng? Đúng lúc tâm tư rối bời ấy, tôi chợt nghe thấy tiếng động khe khẽ trong bụng mình, như thể vừa có chú cá con quẫy đuôi qua. Tôi lập tức dừng mọi suy nghĩ, nhớ lại cảm giác đặc biệt khi nãy. Chờ một lúc mà không thấy có phản ứng gì. Chắc tôi nghe nhầm rồi. Vừa thở dài, định đi ngủ, tiếng động ấy bỗng dưng trở lại. Lần này thì chính xác tuyệt đối, em bé của tôi đang đạp, em đang truyền thông tin đến mẹ.


- Rajiva, con vừa đạp em này.


Nghe tiếng gọi nhớn nhác của tôi, Rajiva vừa vào phòng đã vội lao đến, cúi sát
xuống bụng tôi.


Lắng nghe một lúc mà không thấy động tĩnh gì, tôi sốt ruột:


- Con ngoan, lên tiếng đi nào, để cha mẹ biết con ở trong đấy rất an toàn.


Chàng ngẩng đầu, đặt tay lên bụng tôi, mỉm cười dịu dàng:


- Em bé của chúng ta còn quá nhỏ, sao đã có thể


- Có rồi!

Tôi la lên, nắm chặt tay chàng, chờ đợi.


Chàng nhìn tôi xúc động, nỗi phiền muộn, âu sầu khi nãy như tan theo mây khói,
ánh mắt ngập tràn niềm vui bất ngờ:


- Đúng rồi, con đạp rồi!


Chàng hân hoan áp tai vào bụng tôi, thì thầm:


- Con ơi, con ở trong đó ngoan ngoãn, đừng làm mẹ mệt, cha mong con bình an
chào đời, lớn lên khỏe mạnh. Nếu con đồng ý, hãy động đậy cho cha biết.


Tôi phì cười:


- Con mới được gần năm tháng, làm sao hiểu được lời chàng nói.


Bỗng nhiên tôi thấy bụng mình bị hích một cú rất mạnh, tôi và Rajiva tròn xoe mắt
nhìn nhau. Chàng tươi cười hoan hỉ:


- Đó là con ta, là đứa bé tuyệt vời nhất trên đời này, sao có thể không hiểu kia chứ! Chắc chắn sau này con cũng sẽ thông minh xinh đẹp, hiền lành, tốt bụng như nàng vậy.


Niềm hạnh phúc ngập lòng, tôi mê mải ngắm chàng, để phác họa hình hài cục cưng trong bụng:


- Em hy vọng con giống chàng, thông thái bác học như chàng, điển trai tuấn tú như chàng, đức độ thuần khiết như chàng và nhiệt thành với lý tưởng như chàng


- Đừng cử động!


Tôi giật mình khi thấy Rajiva bỗng nhiên trở nên khác lạ, gương mặt chàng tái xám vì sợ hãi. Đầu tôi bị kéo mạnh ra phía sau, chàng nâng cằm tôi lên. Khi một mảnh khăn được phủ lên mũi, tôi thấy toàn thân mình như đóng băng. Vậy là chàng đã phát hiện ra

-------------------------

>> Xem tiếp: Chương 79 -80
Đức Phật và Nàng - Chương Xuân Di - Online - Chương 77 - 78
  • Facebook Comments
  • Blogger Comments

0 comments :

Post a Comment

Top