Ads

TIN MỚI NHẤT

Monday, June 6, 2016

Đức Phật và Nàng - Chương Xuân Di - Online - Chương 91 - 92


Chương 91: Năm tháng huy hoàng 


Sự kiện Rajiva nuốt kim khiến dân chúng thành Trường An sửng sốt, vui mừng và hoàn toàn tâm phục khẩu phục, danh tiếng của Rajiva được bảo toàn. Chàng khẩn cầu vua Diêu Hưng trả tự do cho hai nhà sư trẻ kia. Họ lấy làm hổ thẹn muôn phần, trước khi ra về họ thề rằng: Từ nay nguyện một lòng kính Phật, không tơ tưởng chuyện gió trăng trần tục nữa.


Trung tuần tháng tư, chúng tôi chuẩn bị khởi hành về chùa Thảo Đường. Trước lúc lên đường, tôi đến chào từ biệt gia đình Mộ Dung Siêu, nhưng vừa tới nơi, tôi bàng hoàng khi thấy căn nhà lá vốn dĩ cũ nát của họ bị giật đổ tơi bời. Sinh Đình và Hô

Diên Tĩnh đang kêu khóc thảm thiết, Mộ Dung Siêu máu chảy khắp người, trừng mắt
căm hờn trước cảnh đổ nát tan tành, nắm chặt nắm đấm, tưởng như có thể ép ra nước.


Tôi thất kinh, vội hỏi rõ nguyên nhân. Thì ra do Hách Liên Bột Bột gây nên. Sau khi tỉnh lại, hắn cho người đi lùng soát khắp nơi, cuối cùng tìm được Mộ Dung Siêu. Hách Liên Bột Bột cho rằng chính Mộ Dung Siêu đã khiến hắn bất thình tỉnh một ngày một đêm, nên dẫn theo người hầu, vây đánh Mộ Dung Siêu một trận tàn bạo, hắn còn phá nhà bọn họ, đập nát đồ đạc trong nhà.


Mộ Dung Siêu bị đánh bầm tím mặt mày, tôi nhìn mà xót xa. Tôi coi cậu ta như con trai mình, nên không cầm lòng nổi khi cậu ta bị kẻ khác ức hiếp. Hơn nữa, mối hiềm khích giữa Mộ Dung Siêu và Hách Liên Bột Bột là do tôi mà ra. Nếu để gia đình Mộ Dung Siêu tiếp tục ở lại Trường An, không biết tên ác bá khát máu Hách Liên Bột Bột sẽ còn sử dụng thủ đoạn đê tiện gì để trả thù họ nữa.


Thế nên, trong đoàn người trở về chùa Thảo Đường cùng chúng tôi, ngoài các đệ tử Rajiva mới thu nhận, ba cô cung nữ, còn có thêm gia đình Mộ Dung Siêu. Họ chỉ có thể được yên ổn dưới sự bảo vệ của chúng tôi. Đoàn chúng tôi hăm hở tiến thẳng về phía vườn Tiêu Dao, đội ngũ đông đảo, nên mất một ngày trời mới về tới chùa.


Sau khi trở về, Rajiva bận rộn tối tăm mặt mũi với công việc tổ chức dịch thuật. Chàng đã để thất thoát không ít kinh văn tiếng Phạn sau khi tới Trung Nguyên. Vào thời đại này, hầu hết kinh văn tiếng Phạn đều không có bản chép tay, mà được khẩu truyền từ thầy sang trò khi các bậc sư phụ giảng kinh cho đệ tử nghe, sau đó thì phải nhờ vào trí nhớ của các đệ tử nhà chùa. Tuy Rajiva có một trí nhớ siêu phàm, nhưng chàng không thể thuộc hết mọi kinh văn. May mà còn có sự giúp đỡ của Buddhayassa.


Rajiva với chiếc kính lão, lao tâm khổ tứ, đăm chiêu bên bàn làm việc, dưới ánh nến lấp lánh. Một cuốn kinh văn tiếng Phạn mở ra trước mặt. Chàng đọc đi đọc lại nhiều lần, rồi chép lại lời dịch sang tiếng Hán vào một cuốn tập mới, liên tục các thao tác khoanh tròn, chấm, gạch, sửa chữa. Ngày nào sau khi ở chùa về chàng cũng bận rộn, miệt mài như vậy. Tôi cố gắng chăm sóc chàng thật chu đáo, công việc trong nhà một mình tôi cáng đáng, để chàng được chuyên tâm dịch thuật.


Chàng nghiên cứu và dịch bộ "Kinh kim cương" trong vòng nửa tháng. Tôi từng đọc nên biết rằng, dù chỉ vỏn vẹn năm nghìn chữ, nhưng cuốn kinh này vô cùng khó hiểu, bởi vậy chàng đã rất vất vả khi dịch. Tôi không dám giúp chàng, phần vì tôi

không thuộc hết cuốn kinh, phần cũng vì tôi biết, chàng không muốn tôi tiết lộ nội
dung những kinh văn mà người đời sau đọc được, vì như thế, công sức chàng bỏ ra đâu còn ý nghĩa gì nữa.


Thế nên, khi chàng đăm chiêu suy nghĩ, gạch xóa, chỉnh sửa liên tục bản dịch của mình, tôi đã không lên tiếng, dù chỉ một lời, chỉ lặng lẽ ngồi bên, rót nước pha trà, phục vụ chàng.


Nửa tháng sau, chàng đặt vào tay tôi một cuốn tập, cười rạng rỡ:


- Ngải Tình, ta dịch xong rồi. Đây là món quà Rajiva dành tặng vợ, nàng là người
đầu tiên được đọc nó.


Tôi đón lấy bản thảo còn tươi màu mực và nồng đượm hơi ấm của cơ thể chàng. Tôi mỉm cười lật trang đầu tiên, nhẩm đọc từng chữ, rồi trang tiếp theo, tiếp theo nữa,
càng đọc càng băn khoăn, khó hiểu. Chàng nghiêng đầu qua hỏi:


- Thế nào?


Tôi ngẩng đầu lên nhìn chàng, buồn rầu:


- Rajiva, đây không phải "Kinh kim cương" mà em được đọc.


Chàng ngạc nhiên:


- Không phải ư?


Tôi suy nghĩ xem nên giải thích với chàng thế nào cho hợp lý:


- Có chỗ giống, có chỗ không giống. Em có cảm giác, bản dịch này của chàng khó
hiểu hơn, trúc trắc hơn.


Tôi do dự một lát, rồi quyết định thẳng thắn bày tỏ quan điểm:


- Rajiva, bản dịch này, em đọc không hiểu.


Chàng bị bất ngờ và hơi thất vọng. Tôi vội vàng an ủi:

- "Kinh kim cương" vốn rất thâm thúy, khó nắm bắt. Em không phải tín đồ Phật
giáo nên không hiểu cũng phải thôi.


Chàng trầm ngâm giây lát, vẻ mặt nghiêm nghị:


- "Kinh kim cương thuyết giảng về sự "trống rỗng, không thực", không thể thuyết
lý, không thể nói thành lời, không thể diễn đạt bằng ngôn từ. Bởi vì nội dung của kinh văn này rất thâm thúy, sâu xa, huyền bí, nên khi dịch sang tiếng Hán ta đã rất khổ công, mong sao có thể truyền tải được trọn vẹn hàm ý sâu xa của nó.


Truyền tải trọn vẹn ư? Vậy tức là chàng quá ư bám sát và trung thành với nguyên tác? Nhưng theo tôi được biết thì đó không phải phong cách dịch thuật của chàng. Rajiva nổi tiếng với cách dịch nghiêng về ý tứ hơn là chữ nghĩa kia mà.


- Rajiva, chàng muốn ai sẽ là người đọc cuốn kinh này?


Tôi trả lại bản dịch cho chàng:


- Là những vị cao tăng từng được đào tạo một cách có hệ thống các giáo lý Phật
pháp, là các văn nhân, trí sĩ có trình độ giáo dục cao, hay là các cư sĩ tu tại gia chỉ biết chút ít chữ nghĩa, hoặc thậm chí là quần chúng nhân dân phần nhiều một chữ cũng
không biết?


Chàng giật mình kinh ngạc, cúi nhìn bản dịch trên tay, lật mở từng trang đọc lại
một cách gấp gáp, sau đó bỗng nhiên ngửa đầu cười vang:


- Ta hiểu rồi!


Chàng nắm chặt tay tôi, xúc động nói:


- Ngải Tình, ở thời đại này hiếm có người mà tầm vóc trí tuệ và khả năng lĩnh hội
cao như nàng. Nhưng nếu ngay cả nàng đọc bản dịch này cũng không hiểu, thì thử
hỏi, bao nhiêu đệ tử nhà Phật có thể hiểu được?


Chàng đặt cuốn tập lên bàn, chắp tay sau lưng, bước đi trong phòng, ngọn nến
đung đưa, chiếu rọi bóng chàng trầm ngâm, suy tư:

- Ta dịch kinh là để cho ai đọc?


Chàng đến bên cửa sổ, dõi nhìn những bóng thông cao vút dưới ánh trăng sáng
vằng vặc:


- Những bản dịch trước kia rất trúc trắc, khó hiểu, ảnh hưởng không nhỏ đến việc truyền bá giáo lý Phật pháp ở Trung Nguyên. Nếu muốn phổ cập rộng rãi những kinh văn này, không thể chỉ dựa vào giới quý tộc, hoàng thân quốc thích mà phải coi trọng đối tượng quần chúng. Nhưng số người biết chữ trong nhóm đối tượng này không nhiều, vậy phải làm sao để họ lĩnh hội được ý nghĩa sâu xa, lớn lao của giáo lý Phật
pháp? Chàng tiếp tục suy tư, tiếp tục phân tích:


- Ngải Tình, câu nói của nàng đã thức tỉnh ta. Trước khi đặt bút dịch thuật, cần suy xét rất nhiều vấn đề. Kinh văn Phật pháp nhiều không kể xiết, rốt cuộc, ta nên chọn dịch những cuốn nào? Khi bắt tay vào việc dịch thuật, ta nên chú trọng đến cách diễn
đạt hay đảm bảo sự trọn vẹn của nguyên tác


Chàng ngẩng đầu, trầm ngâm. Tôi lẳng lặng đến bên chàng, lồng tay vào tay chàng, tựa vai vào vai chàng. Lát sau, chàng cúi xuống nhìn tôi, mỉm cười rạng rỡ,
mắt sáng lấp lánh:


- Ta quyết định tập trung chuyển dịch những bộ kinh điển của phái Không tông - Đại Thừa. Tuy ta thông hiểu cả giáo lý Tiểu Thừa và Đại Thừa, nhưng lý tưởng của ta nghiêng nhiều hơn về giáo lý Đại Thừa, vả lại giáo lý này cũng phù hợp với đất Hán hơn. Vậy mà ở Trung Nguyên chưa từng có ai chuyển dịch kinh văn của các vụ thủy tổ phái Không Tông là Long Thụ và Đề Bà. "Trung luận", "Thập nhị môn luận" và "Bách luận" đều là những tác phẩm chứa đựng tinh hoa của giáo lý Không tông. Ta sẽ lần lượt chuyển dịch những cuốn kinh văn đó.


Tôi gật đầu, tư liệu Phật giáo mà tôi đọc được viết rằng: vào khoảng thế kỷ thứ hai, thứ ba sau Công nguyên, hai anh em Long Thụ và Đề Bà, người Ấn Độ đã chấp bút viết "Trung luận", "Thập nhị môn luận" và "Bách luận" (người đời thường gọi là "Tam luận") dựa trên tư tưởng của "Bát Nhã", sáng lập ra giáo phái Không tông, là giáo phái Đại Thừa đầu tiên trong lịch sử Phật giáo. Trước Rajiva, đã từng có người chuyển dịch các tác phẩm của Long Thụ và Đề Bà. Rajiva là người đầu tiên chuyển dịch sang tiếng Hán một cách đầy đủ, trọn vẹn những văn quan trọng của hai vị đại sư này. Cuốn "Tam luận" mà Rajiva chuyển dịch trở thành kinh văn kinh điển của phải Tam luận

tông.


- Khi dịch có thể lược bỏ những phần phức tạp, khó hiểu, không nên lệ thuộc hoàn toàn vào nguyên tác, chỉ cần biểu đạt được ý nghĩa căn bản là được.


Chàng quay lại nhìn tôi, mỉm cười và gật đầu, khuôn mặt thông tuệ của chàng trở
nên hân hoan, rạng rỡ:


- Dân thường khó mà lĩnh hội được những giáo lý uyên thâm của kinh văn Tam luận, vì vậy ta sẽ dành thời gian để dịch cho họ những cuốn kinh văn dễ hiểu, để chỉ cần nghe giảng một lần, là có thể nắm bắt được ý nghĩa của kinh văn đó. Mọi chúng sinh đều nghe và đều hiểu được, thì Phật pháp mới có thể phát triển rộng rãi.


Tôi lấy làm cảm phục. Có lẽ chỉ có chàng mới thấu suốt chân lý này. Thế nên, phương pháp dịch thuật kinh Phật của chàng nhấn mạnh dịch ý là chính, những đoạn uyên thâm khó hiểu, chàng đều lược bỏ hoặc rút ngắn lại. Chính điều này đã khiến không ít học giả Phật học, thậm chí là các đệ tử của chàng cũng hoài nghi rằng, vì chàng là người Khâu Tử, nên không tinh thông Hán văn, không giỏi tiếng Hán một cách toàn diện, sâu sắc. Lẽ nào, do trình độ tiếng Hán có hạn, nên chàng chỉ có thể
dịch ý chứ không thể dịch toàn văn nguyên tác?


Những kinh văn do Rajiva chuyển dịch, được lưu truyền rộng rãi nhất gồm: "Kinh kim cương", "Kinh diệu pháp liên hoa", "Kinh Duy Ma Cật sở thuyết". Không ít người từng chuyển dịch những cuốn kinh này. Ví như "Kinh kim cương" có tới bảy bản dịch, trong đó có cả bản dịch của Huyền Trang. Trình độ tiếng Hán của ngài Huyển Trang chắc chắn cao hơn Rajiva, vậy tại sao, bản dịch của Rajiva lại có sức sống mãnh liệt
hơn cả?


Người đời sau bình xét về cuốn "Thực tưởng luận" mà chàng viết theo yêu cầu của vua Diêu Hưng như sau: "Ngôn từ trau chuốt, không cần sửa đổi, hành văn uyển chuyển, dễ hiểu, dễ cảm". Điều này vẫn chưa đủ để chứng minh trình độ Hán ngữ của chàng ư? Sở dĩ chàng chú trọng việc dịch lấy ý tứ, là vì chàng hiểu rằng đối tượng truyền pháp mà chàng hướng đến là đông đảo quần chúng nhân dân. Huyền Trang dịch kinh trong vòng hai mươi năm, tổng số kinh văn mà ngài chuyển dịch lên đến hơn một ngàn ba trăm cuốn. Thời gian dịch thuật của Rajiva ngắn ngủi, số lượng kinh văn chàng dịch chỉ có hơn ba trăm cuốn. Nhưng những kinh văn Rajiva chuyển dịch đều được quảng đại quần chúng tìm đọc tại các ngôi chùa ở thế kỷ XXI, trong khi ngài Huyền Trang chỉ có bộ "Tâm kinh" là được nhiều người biết đến. Bởi vì, kinh

văn mà Huyền Trang chuyển dịch đều là những kinh văn ở tầm lý luận rất cao, chỉ có
những người chuyên ngành nghiên cứu về Phật giáo mới tìm đọc. Có câu: nhạc cao ít người họa, người ta thường ngại đọc những gì quá cao siêu, xưa nay đều vậy.


Chàng đã hoàn toàn thấu suốt chân lý này, nên rất đỗi phấn chấn, lập tức ngồi vào bàn, cầm bút, bắt đầu chuốt lại những câu chữ khó hiểu. Tôi bóp vai cho chàng, bỗng nhiên nhớ đến mong muốn bấy lâu của mình.


- Rajiva, em có thể nhìn đạo tràng dịch kinh của chàng không?


Tôi chưa bao giờ đến nơi làm việc của chàng. Ở nhà thì không sao, nhưng nếu
công khai đến chùa Thảo Đường, tôi sẽ khó tránh khỏi rơi vào tình huống khó xử. Nhưng lòng hiếu kỳ như ngọn lửa cứ bùng lên khó cưỡng trong tôi. Đạo tràng dịch kinh của Rajiva có quy mô lớn nhất vào thời cổ đại, kể cả đạo tràng dịch kinh của Huyền Trang cũng không thể sáng bằng. Vào thời điểm hưng thịnh nhất, hơn ba nghìn nhà sư đã đến đây tham gia dịch thuật. Là người nghiên cứu về lịch sử, nếu tôi được kiểm chứng khung cảnh huy hoàng ấy, điều đó sẽ có ý nghĩa vô cùng lớn lao.


Chàng chấm bút lông vào nghiên mực, trầm ngâm giây lát:


- Ừ, để ta sắp xếp.


Mấy ngày sau, bản dịch mới của cuốn "Kinh kim cương được đặt trước mặt tôi.
Đây chính là bản dịch mà tôi đọc được ở thế kỷ XXI. Tôi ngâm nga thưởng thức, dư vị lắng đọng. Rajiva ngẩng lên, nhìn tôi cười rạng rỡ.


- Ngày mai, nàng có thể dậy sớm đến chùa Thảo Đường cùng ta không?


Nỗi phấn khích khiến tôi tỉnh ngủ từ lúc bốn giờ sáng. Nhưng khi hấy tôi cố gắng
đóng giả một chú tiểu đồng, Rajiva cười ngất, bảo tôi mặc lại y phục của nữ giới, và khẳng khái nói với tôi rằng, tất cả mọi người đều biết tôi là vợ chàng, nên không cần phải giấu giấu giếm giếm. Thực ra, tôi cũng hiểu, phụ nữ mãi là phụ nữ, dù cải trang thế nào cũng không thể giống đàn ông. Những cô gái giả trai trong các bộ phim truyền hình cổ trang, khán giả chỉ nhìn qua cũng có thể nhận ra ngay, chỉ có nhân vật trong phim, vì yêu cầu của kịch bản nên mới vờ như không nhận ra mà thôi.


Thế nên, tôi quyết định ăn mặc như thường ngày để đến chùa Thảo Đường cùng chàng. Các tăng nhân nhìn thấy tôi không khỏi kinh ngạc, nhưng họ không gây ồn ào.

Chàng sắp xếp cho tôi một vị trí tương đối khuất, nhưng có thể quan sát rõ ràng mọi
hoạt động diễn ra trong đại điện. Tôi cảm thấy hơi bồn chồn, xuất hiện giữa bao nhiêu
tăng nhân thế này, có gây điều tiếng gì không?


Rajiva mỉm cười lắc đầu, ý rằng tôi không cần phải lo lắng. Thời gian của buổi tụng kinh đã đến, các đệ tử lần lượt tiến vào đại điện. Chỗ ngồi của tôi tuy khá khuất dạng, nhưng vì là người phụ nữ duy nhất, nên thu hút nhiều sự chú ý.


Không lâu sau, các nhà sư bắt đầu chụm đầu to nhỏ, những lời bàn tán xôn xao. Tôi bối rối, liếc nhìn Rajiva, nhưng chàng vẫn bình thản, điềm tĩnh đối diện với hơn một nghìn đệ tử.


Tiếng chuông báo giờ tụng kinh bắt đầu vang lên, Rajiva đứng dậy, chắp tay vái
các đệ tử:


- Phu nhân ta hôm nay đến tham quan đạo tràng dịch kinh, xin các vị chớ ngạc nhiên... Rajiva hiểu rằng các vị lấy làm khó hiểu và bất mãn về chuyện này, nhưng ta không muốn biện bạch gì nhiều. Ta và phu nhân đã trải qua mấy chục năm dâu bể, đến nay vẫn kề vai sát cánh bên nhau, ấy là do nghiệt duyên từ kiếp trước. Rajiva cảm thấy muôn phần hổ thẹn, ngày sau tất sẽ cùng phu nhân về nơi địa ngục, đặng trả món nợ trong kiếp này.


Chàng ngẩng lên, đưa mắt nhìn khắp lượt chúng tăng, nở nụ cười an nhiên, cất
giọng trầm bổng:


- Tuy vậy, những tri thức mà Rajiva lĩnh hội và giác ngộ được trong suốt mấy mươi năm thờ phụng Phật tổ vẫn đáng để các tăng sĩ Trung Nguyên học tập. Giống như hoa sen trong bùn lầy, các vị hãy chuyên tâm hái hoa và không chạm đến bùn nhơ là được.


Những lời này của chàng đã khiến chúng tăng cảm động. Tăng Triệu cùng các đệ
tử khác, bước lên, chắp tay, vái Rajiva, và đồng thanh:


- Đệ tử xin nghe lời thầy dạy!


Rajiva nhìn khắp lượt các đệ tử, cất cao giọng:

- Gần đây, đông đảo các tăng nhân người Hán đến vườn Tiêu Dao xin được bái ta
làm thầy. Hôm nay ta xin tuyên bố trước mặt các vị: Các vị đến đây xin học đạo, Rajiva dốc sức truyền dạy. Nhưng thân ta nặng nghiệp chướng, các vị không cần thụ lễ một cách chính thức. Ngoài tám người đã làm lễ bái sư là: Tăng Triệu, Trúc Đạo Sinh, Đạo Dung, Tăng Duệ, Đạo Hằng, Đàm Ảnh, Tuệ Quán, Tuệ Nghiêm, Rajiva sẽ không thu nhận thêm đệ tử.


Sư tăng đồng loạt kêu lên:


- Thưa thầy!


Rajiva khẽ lắc đầu:


- Lòng ta đã quyết, đừng khuyên ngăn vô ích, chuẩn bị vào buổi tụng kinh.


Rajiva đưa mắt về phía tôi, tôi nhìn chàng, mỉm cười thanh thản. Chàng khẽ gật
đầu, hướng dẫn mọi người thực hiện bài tụng kinh buổi sớm. Sau khi giờ tụng kinh kết thúc, mọi người cùng dùng bữa sáng, sau đó bắt đầu công việc dịch thuật.


Trong số một nghìn nhà sư người Hán có mặt trong đại điện thì phần lớn không tham gia trực tiếp vào quá trình dịch kinh, mà chỉ đến để quan sát và học hỏi. Họ cũng là những tăng sĩ mà Rajiva từ chối nhận làm đệ tử. Họ ngồi xếp bằng phía dưới, ngóng lên phía trên, cả đại điện là một biển áo cà sa màu vàng sẫm. Rajiva không mặc áo cà sa màu đỏ, hở vai như khi còn ở Tây vực mà chuyển sang mặc áo cà sa màu vàng sẫm, là trang phục truyền thống của các nhà sư Trung Nguyên. Kiểu dáng của chiếc áo cà sa này vẫn được lưu truyền đến tận ngày nay, hầu như không thay đổi. Chỉ có đại sư Buddhayassa là vẫn khoác áo cà sa Tây vực màu đỏ sẫm.


Rajiva và Buddahayassa tọa trên một chiếc giường thấp ngay dưới chân tượng Phật tổ, ở bục cao của đại điện. Một bên là các đệ tử Khâu Tử, phía bên kia là "Thập môn bát triết": Tăng Triệu, Trúc Đạo Sinh, Đạo Dung, Tăng Duệ, Đạo Hằng, Đàm Ảnh, Tuệ Quán và Tuệ Nghiêm. Họ ngồi xếp bằng trên những chiếc giường gỗ thấp, trước mặt mỗi người đều có một chiếc bàn, trên bàn bày đủ đồ dùng dành cho việc viết lách.


Những ngày này, họ đang tập trung phiên dịch cuốn "Kinh pháp hoa". Rajiva đọc to kinh văn này bằng tiếng Phạn một lần để các đệ tử Khâu Tử ghi chép lại. Đọc hết một đoạn, chàng lại quay sang thảo luận với đại sư Buddhayassa. Kế đó, các đệ tử

Khâu Tử sẽ đọc lại phần kinh văn họ vừa ghi chép, Rajiva sẽ kiểm tra và bổ sung nếu
có thiếu sót.


Sau đó, đoạn kinh văn bằng tiếng Phạn này được giao cho các đệ tử người Hán ở phía bên kia. Rajiva đọc một câu kinh bằng tiếng Phạn, tự mình dịch sang tiếng Hán, các đệ tử người Hán chép lại câu dịch. Trước đó, Rajiva đã giảng giải cho tôi nghe về vị trí, vai trò của từng người trong toàn bộ chu trình dịch thuật.


Người đảm nhiệm việc ghi chép kinh văn gọi là "chấp bút", đó phải là người có trí nhớ tốt nên công việc này được giao cho Trúc Đạo Sinh. Người kiểm tra và so sánh bản dịch tiếng Hán với bản gốc tiếng Phạn được gọi là "chứng văn", công việc này đòi hỏi người đảm nhiệm phải tinh thông cả tiếng Phạn và tiếng Hán, Rajiva tự mình gánh lấy trách nhiệm này, Tăng Triệu trợ giúp thêm cho chàng. Người chau chuốt lại bản dịch được gọi là "nhuận văn", đó phải là người viết văn rất giỏi, công việc này được giao cho Tăng Triệu và Trúc Đạo Sinh. Ngoài ra còn có người kiểm tra và xác nhận độ chính xác về mặt ngữ nghĩa của bản dịch, gọi là "chứng nghĩa", do Đạo Hằng và Đàm Ảnh đảm nhiệm công việc khảo đính, đối chiếu và sửa từng câu chữ trong bản

dịch. Nhà vua cũng có lúc tham gia vào quá trình này, gọi là "xuyết văn". [1]


[1] Tham khảo cuốn "Mười lăm vấn đề của Phật giáo" của học giả Quý Tiễn Lâm, Trung
Quốc.


Từng câu chữ đều phải tuân thủ quy trình dịch thuật hết sức nghiêm ngặt và đầy trách nhiệm. Mùi hương trầm tỏa lan trong không gian, ngay dưới bức tượng với gương mặt từ bi của Phật tổ, là thái độ làm việc hết sức cần mẫn, nghiêm túc của mỗi nhà sư. Họ đang tham gia vào một công việc vĩ đại, mà thành quả của nó lưu truyền đến ngàn đời sau.


- Thưa thầy!


Trúc Đạo Sinh đang ghi chép, bỗng ngẩng lên, cung kính thưa:


- Năm xưa, cao tăng Trúc Pháp Hộ cũng từng dịch cuốn kinh này, Đạo Sinh còn
nhớ, ngài dịch đoạn kinh văn này là "Trời thấy người, người thấy trời".


Rajiva gật đầu:


- "Trời thấy người, người thấy trời", đoạn kinh văn này rất sát với ngữ nghĩa trong

tiếng Tây vực, nhưng hơi khô cứng, thiếu trau chuốt.


Chàng bước xuống, cất bước chậm rãi dạo qua các đệ tử, giọng chàng trầm ấm:


- Người Thiên Trúc đặc biệt coi trọng vần điệu trong lời ăn tiếng nói hàng ngày,
chốn cung đình lại càng chú trọng hơn đến âm vận, đề cao việc âm hợp với điệu đàn. Người ta thường ca ngợi công đức của các đấng quân vương thành tâm tín Phật bằng những câu hát. Các bài kệ trong kinh văn cũng đều được ngâm vịnh theo dạng thức xướng tụng của Thiên Trúc. Nhưng nếu chuyển dịch nguyên bản những câu kệ đó sang tiếng Hán, thì mặc dù có thể truyền đạt được đại ý nhưng chắc chắn sẽ làm mất đi âm vận, nhịp điệu, tính nhạc của nguyên tác. Điều này giống như việc, chúng ta đã nhai nát cơm rồi mà còn đem cho người khác ăn, không những mất đi hương vị ban đầu mà còn khiến người ta ghê sợ.


Chàng chầm chậm cất bước, lời nói chứa bao điều sâu xa:


- Dịch kinh Phật phải chú trọng tới sự cân bằng giữa "thông tục" và "bay bổng".
Nếu cố bám sát nguyên nghĩa, văn dịch sẽ trở nên thông tục, khô khan. Nếu sa đà vào cách hành văn hay vần điệu sẽ mắc lỗi bay bổng, cầu kỳ. Cả hai lỗi này đều có thể khiến bản dịch trở nên lệch lạc. Phải làm sao để văn chương thông thuận, nghĩa lý trở nên tròn đầy, đó chính là trách nhiệm của người dịch kinh.


Ai nấy đều lắng nghe rất chăm chú và trăn trở về mối quan hệ giữa phương pháp dịch ý và dịch nghĩa. Tăng Duệ đột nhiên giơ cao cánh tay phải vẫn đang cầm bút,
nói:


- Thưa thầy, dịch là: "Người với trời gặp gỡ trong một thể giao hòa" có được không
ạ?


Rajiva quay người lại, vui mừng nhìn Tăng Duệ:


- Câu này dịch khá lắm, vẫn giữ được ý tứ nguyên tác lại vừa trôi chảy, thanh thoát.


Sau đó, chàng quay sang Trúc Đạo Sinh:


- Đạo Sinh, con hãy chép câu này lại.

Chàng nhìn khắp lượt các nhà sư, cất giọng sang sảng:


- Rajiva là người Tây vực, tuy sống ở đất Hán nhiều năm, nhưng không thể thông
thạo ngôn ngữ của người Hán như người gốc Hán, do vậy trong quá trình dịch thuật, khó tránh khỏi sai sót, các vị không được thờ ơ với những sai sót ấy. Kinh văn có được chuyển dịch chính xác và thành công hay không, không thể chỉ dựa vào sức lực của một mình ta.


Tôi ngồi trên đệm cói, mỉm cười ngắm nhìn con người bận rộn ấy, hạnh phúc dâng tràn trong tim. Chồng tôi lúc nào cũng là một con người khiêm tốn, hiếu học, nhiệt thành với học trò, khiêm cung và mẫu mực. Tuệ Giảo đánh giá chàng là người: "Thuần hậu, đức độ, nhân ái, bao dung, khiêm cung, hiếu học, cần mẫn, miệt mài". Những lời khen ngợi này không hề khoa trương chút nào.


Kết thúc một ngày, tôi trở về nơi ở cùng chàng sau giờ tụng kinh buổi tối, khi ấy, mặt trời đã ngả về tây, ánh hoàng hôn rực rỡ chiếu rọi thần thái an nhiên, tự tại của chàng. Tôi mê mải ngắm nhìn chàng, nụ cười đậu mãi trên môi. Chàng nhìn tôi cười, cũng cười theo. Gió nhẹ thổi qua, mang theo hương hoa dìu dịu, tôi nắm tay chàng, cùng nhau bước về nhà

Chương 92: Mưu kế của Mộ Dung Siêu 


Tôi chầm chậm cất bước trên những bậc đá của lối đi dẫn lên đỉnh Tử Các Phong, thuộc dãy núi Chung Nam Sơn, mở căng lồng ngực, hít hà thật sâu bầu không khí trong lành, tinh khôi cuối tuần này. Nơi ở của Rajiva giống như một bệnh viện điều dưỡng cao cấp thời hiện đại với danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp và không khí tĩnh mịch, thanh bình. Ven đường là những hàng tùng bách cao vút, và những khóm tre trúc xanh ngút ngàn, tỏa bóng râm mát. Đình hóng gió, vọng lầu thấp thoáng ẩn hiện trên những đỉnh đồi cheo leo phía xa xa, khung cảnh rất đỗi yên bình, nên thơ. Mỗi buổi sáng, sau khi Rajiva đến chùa, tôi đều tới ngọn núi Khuê Phong cách nhà không xa để leo núi, tập thể dục. Hôm nay đột nhiên nảy ra ý định muốn leo lên một ngọn núi khác của ngọn Tử Các Phong, nhưng tôi không tìm thấy Mộ Dung Siêu đâu cả, nên đành đi một mình.


Mấy ngày chinh phục ngọn Khuê Phong, đều có Mộ Dung Siêu đi cùng, cậu ra

nói rằng muốn rèn luyện sức khỏe. Nhưng tôi biết, cậu ta muốn tôi giúp để có thể liên
lạc với chú mình. Một nguyên nhân nữa là vì Mộ Dung Siêu rất muốn được nghe tôi kể tiếp cậu chuyện về Lưu Bang và Hạng Vũ năm xưa. Kể hết chuyện Lưu Bang, Hạng Vũ, lại kể sang "Tam quốc sách". Người mẹ Sính Đình của cậu ta tuy rất giỏi thơ phú, nhưng cô ấy không mấy hứng thú với những câu chuyện lịch sử chém giết đẫm máu. Hô Diên Bình không phải là người hay chữ, nên cũng không thể truyền dạy những kiến thức đó cho Mộ Dung Siêu. Nhà lại nghèo, không mua nổi sách, nay được tôi giảng giải cho nghe, cậu ta đương nhiên rất vui mừng. Ngày nào cũng đòi tôi kể chuyện, và chỉ khi nào tôi phải đi xử lý công việc, cậu ta mới chịu "buông tha" cho tôi với nỗi tiếc nuối ngập tràn.


Leo đến lưng chừng núi, muốn dừng lại nghỉ ngơi ở một đình hóng gió, nên tôi đã men theo một lối đi nhỏ hoa lê nở đầy. Được mấy bước, chợt tôi nhìn thấy trong đình có hai bóng người: Một thanh niên cao lớn, tráng kiện, vận quần áo màu thiên thanh nho nhã, lịch lãm và một thiếu nữ váy hồng yêu kiều tha thướt. Chàng trai đang trầm ngâm dõi mắt nhìn dãy núi xa xa, cô gái im lặng cúi đầu, đứng phía sau. Trai thanh gái lịch, váy hồng liễu xanh, tạo nên một khung cảnh thơ mộng, lãng mạn. Chỉ có điều, khi nhận ra họ là ai, tôi bỗng thấy kinh ngạc và khó xử.


Chả trách, sáng sớm đã không thấy Mộ Dung Siêu đâu, thì ra cậu ta bận chạy đến chỗ này hẹn hò. Cô gái xinh đẹp kia, không phải vợ cậu ta, mà là một trong các thiếu nữ Lương Châu đang trú ngụ tại nhà chúng tôi: Yến Nhi.


Đúng lúc tôi đang bối rối không biết có nên tránh đi hay không, thì họ nghe thấy tiếng bước chân tôi. Họ quay đầu lại, và khi nhận ra tôi, cả hai đều đỏ mặt, rồi cả hai cùng bối rối. Tôi nhếch môi cười, quay lưng bỏ đi.


- Cô cô, xin dừng bước!


Mộ Dung Siêu lao đến giữ tay tôi lại, rồi quay sang nói với Yến Nhi:


- Cô về trước đi.


Yến Nhi nhìn tôi bằng ánh mắt rất phức tạp, mặt đỏ như gấc chín, rảo bước qua
tôi, vội vã xuống núi.


Tôi đi theo Mộ Dung Siêu vào đình hóng gió, bóng chiếc váy hồng ngày càng khuất dần. Họ bắt đầu từ khi nào vậy? Sao tôi không hề hay biết? Yến Nhi bảo rằng,

cô ấy ái mộ Rajiva ngay từ lần gặp đầu tiên mà! Lẽ nào bây giờ cô ấy chuyển sang
mục tiêu khác?


Mộ Dung Siêu đứng bên cạnh tôi, vạt áo thiên thanh phất phơ trong gió, ánh nắng buổi sớm tỏa rạng, càng làm nổi bật vẻ điển trai, thư sinh của cậu ta. Chàng trai trẻ này trẻ trung, đẹp trai là thế, lại mang trong mình khí chất cao quý bẩm sinh của dòng dõi Mộ Dung, Yến Nhi từ bỏ Rajiva mà theo đuổi cậu ta cũng là điều dễ hiểu. Nghĩ như vậy, nỗi bực bội của tôi khi nãy tan dần.


Nhưng, tôi vẫn không kìm được một tiếng thở dài:


- Siêu ơi, cháu làm như vậy là có lỗi với vợ cháu.


Cậu ta sững sờ, mặt đỏ như gấc, lắp bắp:


- Cháu cháu không chị ấy cũng sẽ không


Đến lượt tôi sững sờ. Trầm ngâm hồi lâu, tôi quay mặt sang hướng khác, ngắm
nhìn những dãy núi trùng điệp, tươi xanh ngợp mắt. Đúng vậy, Mộ Dung Siêu không cho rằng như thế là phản bội vợ mình. Cậu ta kết hôn rồi thì sao? Ở thời đại này, đàn ông có quyền năm thê bảy thiếp. Hô Diên Tĩnh dẫu có biết chuyện, cũng chỉ lặng lẽ tủi thân mà thôi. Cô ấy hiền lành, dễ chịu là thế, rất có thể sẽ dễ dàng chấp nhận việc Yến Nhi làm vợ lẽ của Mộ Dung Siêu. Ngày sau, Mộ Dung Siêu sẽ trở thành vua một nước, dù chỉ là một quốc gia nhỏ bé, thế lực yếu mỏng, không có đủ tam cung lục viện như bao Hoàng đế khác, nhưng chắc chắn, cậu ta sẽ không chỉ có một người vợ là Hô Diên Tĩnh.


Có điều, tôi đến từ thế kỷ XXI, tư tưởng một vợ một chồng đã ăn sâu vào tiềm thức. Tôi lại được chứng kiến đôi trẻ sống bên nhau, cùng nhau vượt qua hoạn nạn từ thuở nhỏ. Mấy ngày qua, tôi đã để ý và biết rằng Hô Diên Tĩnh rất nặng lòng với Mộ Dung Siêu. Thế nên, cứ nghĩ đến việc cậu ta phản bội vợ mình, tôi lại cảm thấy buồn bực trong lòng.


- Cô cô giận cháu ư?


Mộ Dung Siêu đặt tay lên vai tôi. Quay đầu lại, nhận thấy vẻ ngạc nhiên lạ lùng
xen lẫn nỗi lo lắng trong mắt cậu ta. Tôi lên tiếng:

- Siêu à, lẽ ra cô không nên can dự vào chuyện này, nhưng thực lòng cô không
muốn thấy cháu có năm thê bảy thiếp, nay người này mai người khác, không chung tình, chung thủy.


Cậu ta sững sờ, nhìn tôi không chớp mắt, hắng giọng nói:


- Cô hiểu nhầm rồi. Cháu và cô ấy không có chuyện gì cả. Gần đây, cô ấy cứ lén
lút tặng quà cho cháu, lúc thì túi thơm, lúc thì giày vải, lúc lại túi thêu Cháu hiểu ý tứ của cô ấy, nên hôm nay hẹn riêng cô ấy đến đây để nói rõ ràng, cháu chưa có ý định cưới vợ lẽ.


Vậy là tôi đã trách nhầm cậu ta! Tôi gãi đầu, cười gượng gạo. Không ngờ Mộ Dung Siêu lại là người nguyên tắc như vậy. Yến Nhi xinh đẹp hơn Hô Diên Tĩnh nhiều, vậy mà cậu ta không hề động lòng.


Cậu ta bước tới, đứng cạnh tôi, phóng mắt ngắm cảnh đồi núi trùng điệp. Một lúc
sau mới buông tiếng thở dài:


- Lúc này mà tính chuyện nạp thiếp là thiếu lý trí. Cháu chỉ tạm thời lưu lại Trường An để tìm kiếm cơ hội liên lạc với chú cháu. Nếu cưới Yến Nhi, một mình cháu phải chăm sóc ba người phụ nữ, đường đi xa xôi, hiểm trở, giữa thời buổi binh đao loạn lạc này, cháu làm sao gánh vác nổi.


Tôi há hốc miệng, rồi tự phạt bằng việc đánh vào đầu mình một cái. Vì sao đầu óc tôi lúc nào cũng toàn nghĩ đến chuyện yêu đương thế nhỉ? Tôi đã quên mất người trước mặt mình là Mộ Dung Siêu, người mà lúc nào cũng chỉ nghĩ đến vương vị, quyền lực, mà không phải tình yêu.


Cậu ta chăm chú quan sát phản ứng của tôi, ánh mắt lấp lánh những ý tứ khó hiểu.
Tôi lắc đầu, buồn nản:


- Nắng quá, chúng ta về thôi.


Cậu ta kéo tay tôi lại, thận trọng rút từ trong người ra một túi vải bọc gì đó khá dài.
Đó là một thanh gươm cong, chừng bảy, tám tấc, bao gươm dát vàng, nạm ngọc ngà châu báu lấp lánh. Cậu ta nâng niu thanh gươm vàng trong tay, rút ra khỏi vỏ, lưỡi gươm sắc nhọn, phản chiếu thứ ánh sáng buốt lạnh.

- Đây là di vật bà nội cháu để lại trước lúc lâm chung. Năm xưa, khi ra đi, chú
cháu đã nói rằng ngày sau sẽ nhờ vào thanh gươm này để nhận nhau. Bà nội căn dặn rằng: nhất định phải tìm được chú cháu, nhất định phải khôi phục đại nghiệp của nhà Mộ Dung.


Tôi lặng nhìn thanh gươm chứa nặng sự kí thác, lòng tin tưởng và khát vọng cháy bỏng mấy đời nhà Mộ Dung. Ánh sáng lạnh lẽo hắt ra từ thanh gươm, chiếu rọi tham vọng mãnh liệt dâng trào trong mắt Mộ Dung Siêu. Trong lòng đột nhiên thấy buồn
ảo não, không ngăn nổi tiếng thở dài:


- Siêu ơi, những ngày qua cháu dành thời gian để leo núi cùng ta, hôm nay lại cho
ta xem những thanh gươm này, mục đích là muốn ta giúp cháu chuyện gì?


Cậu ta ngẩng lên, vẻ ngượng ngập:


- Cô cô biết cả rồi ư?


Cậu ta suy nghĩ một lát, rồi nhìn tôi nghiêm nghị:


- Mẹ kể với cháu rằng, năm xưa ở Guzang, cô cô từng kết giao với Lý Cảo, Đoàn
Nghiệp, Đỗ Tấn và cả Thư Cử Mông Tốn nữa. Bọn họ đều rất mực nể trọng pháp sư và cô cô. Những người này không hề tầm thường, họ nể trọng cô bởi vì cô có điểm gì đó hơn người. Những ngày qua được nghe cô bàn chuyện kim cổ luận việc giang sơn, cháu lấy làm cảm phục vô cùng. Người phụ nữ tài giỏi như cô, trên đời này thực là khó kiếm.


Đột nhiên cậu ta quỳ xuống, nhìn tôi khẩn thiết:


- Cô cô đã nhiều lần cứu mạng cháu, ngày sau cháu nhất định sẽ báo đáp. Không
biết, cô cô có thể chỉ cho cháu cách liên lạc với chú cháu được không?


Tôi kinh ngạc, dạt sang bên, né tránh rồi cất giọng bình thản:


- Cháu đứng lên đi, cô là đàn bà con gái, không thể giúp cháu bày mưu tính kế.


Tôi đã suy nghĩ rất kỹ và quyết định rằng, dù tôi không thể thay đổi đường đi của
bánh xe lịch sử, dù rằng số phận của Mộ Dung Siêu đã được an bài như ghi chép của

sử sách, nhưng kết cục bi thảm ấy không thể bắt nguồn từ việc tôi vạch đường chỉ lối
cho cậu ta được. Tôi không thể nhẫn tâm nhìn đứa trẻ đã cùng tôi trải qua những ngày
tháng gian nan nhất của cuộc đời lao đao vào con đường nghiệt ngã ấy


Cậu ta vẫn kiên tâm quỳ lạy, không chịu đứng lên, khuôn ngực phập phồng, ánh
mắt chờ đợi:


- Cô ơi, chú cháu không có con trai nối dõi, cháu là người thân thiết của chú ấy. Nếu tìm được chú ấy, cháu sẽ lên ngôi vua, cháu sẽ phong cho cô tước vị mệnh phụ cao quý, để cô cháu ta được cùng nhau chung hưởng vinh hoa phú quý.


Tôi nhìn cậu ta đầy ngỡ ngàng, gương mặt ấy tràn đầy niềm tin vào tương lai sáng lạn, có lẽ trong đầu cậu ta lúc này, chỉ có hình ảnh của chiếc ngai vàng lấp lánh. Lòng tôi chợt chùng xuống, buồn vô hạn, cậu ta muốn mua chuộc tôi bằng tiền bạc và quyền lực ư? Quốc gia nhỏ bé của cậu ta ngày sau chiến tranh liên miên, thoi thóp trong sự kìm kẹp của các nước lớn, "đất đai chừng mười thành thị, dân số chừng vài vạn người". Để chuộc lại người mẹ và người vợ mà cậu ta bỏ rơi ở Trường An, cậu ta đã phải bắt cóc các ca kĩ của Đông Tấn (vì cậu ta không tìm nổi ca kĩ trong cái quốc gia quá nhỏ bé, dân số quá ít ỏi của mình) dâng cho Diêu Hưng. Lưu Dục đã viện vào cớ này để gây chiến, chưa đầy sáu năm, tiểu quốc của cậu ta đã bị tiêu diệt. Vậy mà
cậu ta dám nói chuyện vinh hoa phú quý với tôi!


Tôi trả lời lạnh lùng:


- Siêu à, cháu đánh giá quá cao mảnh đất nhỏ bé của chú cháu rồi đấy. Vinh hoa
phú quý ư? Cháu cho rằng cháu có thể ngồi yên trên ngai vàng ấy sao? Cháu cho rằng một khi có được vương vị thì có thể làm bất cứ chuyện gì cháu muốn sao? Cháu có biết, chính cái ngai vàng mà ngày đêm cháu mơ tưởng ấy sẽ khiến cháu mất mạng chỉ
trong một thời gian ngắn không?


Ngọn lửa trong mắt Mộ Dung Siêu ngay lập tức bị dập tắt, cậu ta nhìn tôi đăm đăm, miệng há hốc, nhưng không nói được lời nào. Tôi quay gót bước đi, ra khỏi đình,
bỗng dừng lại:


- Cháu từ bỏ ý nghĩ đó đi. Cháu còn gọi ta là cô cô ngày nào, cô sẽ không nói bất cứ điều gì cho cháu cả.


Dứt lời, không buồn nhìn cậu ta nữa, tôi lẳng lặng xuống núi, cậu ta không đi theo.

Về đến nhà, một dự cảm bất an dâng lên trong tôi, Mộ Dung Siêu chắc chắn không dễ
dàng từ bỏ như vậy


Chủ đề này được lặp lại nhiều lần vào những ngày leo núi tiếp theo. Cậu ta khiến tôi bực mình, giận quá tôi không nói chuyện với cậu ta nữa. Mấy ngày liền cậu ta không đi leo núi cùng tôi, chờ khi tôi nguôi giận, mới lại xuất hiện trong đình hóng gió trên sườn núi Khuê Phong. Cậu ta tỏ ra ngoan ngoãn hơn, không dám nhắc đến chuyện kia nữa. Và tôi, sau rốt, vẫn không thể lạnh lùng với cậu ta mãi được. Tôi cho phép cậu ta tiếp tục leo núi cùng mình.


Đứng trong đình hóng gió, tôi vừa thở hổn hển, vừa phóng tầm mắt ra xa chiêm ngưỡng núi non hùng vĩ. Khi ấy đã là cuối tháng năm, hơi nóng lan trong gió, mồ hôi đầm đìa lưng áo.


Có vật gì đó đột ngột xuất hiện trên trán, khiến tôi giật mình. Mộ Dung Siêu tay
cầm mảnh khăn, đôi mắt to, lấp lánh mê hoặc, nụ cười rạng rỡ:


- Cô ơi, mồ hôi nhễ nhại trên trán cô rồi kìa, để cháu lau cho cô.


Cậu ta tiếp tục xích lại gần tôi, chực đưa tay lên trán tôi, mùi hương đặc biệt trên cơ
thể của chàng trai trẻ bay vào mũi tôi, sự gần gũi ấy khiến tôi bối rối, tôi vội quay đi
hướng khác, né tránh:


- Cô cũng có khăn tay, để cô tự lau.


Cậu ta dừng lại, vẫn cười rất tươi, hàng lông mày thanh tú rướn cao, rất mực hào
hoa, phong độ.


- Cô có khát không?


Tôi gật đầu. Giữa đường, Mộ Dung Siêu sơ ý đánh rơi túi nước, nên tôi đành chia
một nửa nước cho cậu ta. Thời tiết hôm nay quá ư oi bức, cậu ta uống hết nửa túi mà vẫn kêu khát, tôi lại phải đưa nốt nửa túi nước còn lại của mình cho cậu ta. Mộ Dung
Siêu suy nghĩ một lát, rồi ngẩng đầu lên, mỉm cười tinh nghịch, kéo tay tôi, lôi đi:


- Cháu biết chỗ nào có nước!

Tôi thấy hơi khó chịu vì bị kéo đi như thế. Gần đây, cậu ta thường hay đụng chạm
vào người tôi, lúc thì nắm tay, lúc thì lại dìu tôi đi, và luôn ra sức thể hiện sự quyến rũ, nam tính trước mặt tôi. Tôi hơn cậu ta những mười ba tuổi, nên luôn đặt mình vào vị trí là bề trên của cậu ta. Nhưng những ngày qua, cách cậu ta nhìn tôi, dường như không phải là thái độ của người bề dưới đối với người bề trên. Tôi gỡ tay cậu ta ra, bảo rằng tôi tự đi được. Trong lòng thấp thỏm lo âu, cầu mong sao, chuyện chỉ là do tôi đa nghi mà thôi.


Trước mắt tôi là một dòng suối tinh khiết len qua khe núi, chảy xuống một hồ nước trong vắt. Chốc chốc lại có vài chú chim ríu rít vỗ cánh bay lên từ mặt hồ, khung cảnh thanh bình, yên ả lạ lùng. Cảnh sắc nên thơ ấy khiến tôi gạt qua mọi ưu tư, vừa vỗ tay, vừa hứng khởi chạy đến bên dòng nước. Tôi vốc nước lên mặt, làn nước xanh trong, mát lạnh chạm vào da thịt, cảm giác thoải mái, dễ chịu lan tỏa khắp cơ thể tôi.


Rửa mặt xong, tôi thấy Mộ Dung Siêu đã cởi bỏ áo ngoài, cánh tay để trần, từng đường nét trên tấm lưng vạm vỡ hiện lên rõ rệt, làn da trắng bóc, sức trẻ toát ra từ cơ thể khỏe khoắn của cậu ta. Cơ bắp cuồn cuộn trên cánh tay, trên bả vai, những múi thịt chắc nịch ở phần bụng, những giọt nước chạm vào cơ thể cậu ta, long lanh màu mật ong dưới ánh nắng mặt trời, chầm chậm chảy xuống, hấp dẫn khó tả.


Cậu ta quay sang nhìn tôi, khóe môi uốn cong thành một nụ cười mê hoặc, sau đó cởi bỏ giày, tất, xắn cao quần, bước xuống nước. Cậu ta cười vang, té nước vào người tôi. Tôi mắng vui mấy câu, rồi cũng tháo giầy, cởi tất, ngồi trên bờ, thả chân trần xuống nước. Làn nước trong veo, mát lạnh ôm ấp cổ chân tôi, tôi đặt chân lên một hòn đá cuội vừa tròn vừa trơn, nhắm mắt tận hưởng ngọn gió nam ấm áp.


"Ào ào", nước bắn xối xả về phía tôi, tôi vừa mở mắt đã bị kéo dậy:


- Cô ơi, cô xuống nước đi, thoải mái lắm.


Chưa kịp phản ứng, tôi đã bị cậu ta lôi đi, viên đá dưới chân tôi rất trơn, tôi gào
thét yêu cầu cậu ta đi chậm lại nhưng cậu ta không nghe, tôi bồn chồn lo lắng, hình như cậu ta cố ý làm vậy. Tôi nghiêm nghị nói với cậu ta rằng tôi muốn trở lại bờ, vừa vùng thoát khỏi một cánh tay, thì cánh tay kia của cậu ta đã vòng ra trước ngực túm lấy tôi. Sau đó cả hai cùng ngả người chới với về phía sau, tôi thấy mình bị kéo ngã nhào xuống nước.

Dòng nước mát lạnh lập tức tấn công tôi, tôi cuống cuồng tìm cách đứng lên,
nhưng chợt nhận ra, bàn tay mình vừa chạm vào những thớ thịt căng bóng. Tôi nhìn lại và phát hiện ra mình đang nằm trên khuôn ngực trần của Mộ Dung Siêu. Cậu ta ôm chặt eo tôi, hai người gắn chặt vào nhau, ở tư thế ngồi xổm trong nước.


Gương mặt của Mộ Dung Siêu chỉ cách tôi vài tấc, cậu ta nhìn tôi bằng cặp mắt như muốn thiêu đốt người khác. Hơi thở ấm nóng phả vào mặt, tan vào không gian, gợi lên những nhục cảm khôn cưỡng. Tôi hoang mang, vội tìm cách đứng dậy, nhưng bị cậu ta ghì chặt lấy. Cánh tay đặt ở vòng eo tôi ngày một siết chặt lại, tôi ra sức chống cự. Nỗi sợ hãi ngày một lớn dần, chưa kịp lên tiếng, cậu ta đã ghé sát lại. Tôi quay mặt đi, bờ môi như lửa đốt của cậu ta chạm vào má tôi, không khí bức bối, nóng ran, mặt nước như bốc hơi.


Tôi vừa kháng cự, vừa điên cuồng né tránh nụ hôn của cậu ta, không nhẫn nhịn
được nữa, tôi quát nạt:


- Mộ Dung Siêu, buông ta ra! Ta là cô cô của ngươi, sao ngươi dám hỗn hào!


Cậu ta bất chấp lời quát mắng, tiếp tục vùi đầu vào cổ tôi, hít hà. Sự vùng vẫy của
tôi chỉ khiến gọng kìm của cậu ta thêm thắt chặt. Cậu ta ghì lấy tôi, thì thào, hổn hển:


- Cô cô, cháu thật lòng với cô mà! Cháu thích cô ngay từ ngày cô cứu cháu khỏi đám lính gác cửa cung. Những ngày qua, được ở gần cô, cháu thấy mình như kẻ mê loạn, sa vào lưới tình, chẳng thể dứt ra được. Cô cô, dù biết làm vậy là bất kính, nhưng cháu không thể kiềm chế được bản thân mình nữa rồi.


Tôi vừa xấu hổ vừa tức giận, tim đập liên hồi, máu huyết như dồn cả lên não, mồ
hôi vã ra đầm đìa:


- Mộ Dung Siêu, ta ngang hàng với mẹ ngươi, hơn ngươi cả chục tuổi, sao ngươi
có thể vô lễ như vậy?


Cậu ta khẽ tách tôi ra, nhưng hai tay vẫn kẹp chặt không buông, ánh mắt mê dại,
gợi tình:


- Mẹ bảo cô còn trẻ hơn cả mẹ, dung mạo, cử chỉ của cô cô không khác thiếu nữ hai mươi tuổi, cô trẻ trung, sôi nổi hơn cả chị Tĩnh. Cháu chưa từng gặp cô gái nào thông minh, xinh đẹp, lại cởi mở, dễ gần như cô. Ngày ngày được ở bên cô, trái tim

cháu đã thực sự rung động Huống hồ


Cậu ta hít một hơi thật sâu, hạ thấp giọng, tiếp tục ghé sát vào tôi, khóe môi nở
một nụ cười đong đưa:


- Cô cô không cần phải giấu giếm, cô cũng có cảm tình với cháu, đúng không?


Tôi giật mình, né tránh bờ môi của cậu ta:


- Ngươi nói vậy là ý gì?


Cậu ta vẫn tiếp tục cười cợt:


- Cô cô thường nhìn trộm cháu với ánh mắt yêu thương, tiếc nuối. Khi thấy cháu ở
bên Yến Nhi, cô đã nổi trận lôi đình. Cháu không phải tên ngốc, lẽ nào không nhận ra
được tình cảm đặc biệt cô cô dành cho cháu?


Tôi tròn mắt, bàng hoàng, miệng lắp bắp:


- Ta ta đó là vì


Rồi tôi im bặt, tôi làm sao có thể nói cho cậu ta biết nguyên nhân thực sự của
những chuyện đó.


- Pháp sư tuổi tác đã cao, trong khi đó cô cô vẫn trẻ trung, đầy sức sống, cô cô
việc gì phải nhẫn nhịn khổ sở như vậy?


Cậu ta đưa tay lên vuốt ve gương mặt tôi, tôi rùng mình, né tránh. Cậu ta mỉm
cười, nhướn mày:


- Cô yên tâm, cháu không để ai nhìn thấy đâu


Tôi cảm thấy vô cùng bức bối, khó chịu, cơn buồn nôn ập tới, như muốn tống mọi
thứ trong dạ dày ra bên ngoài. Mọi cử chỉ, lời nói, điệu bộ của cậu ta đều chất chứa sức cám dỗ chết người. Nghĩ lại việc túi nước bị đổ sạch ngày hôm nay, việc cậu ta uống hết nước của tôi, rồi cả việc cậu ta đưa tôi đến đây nữa, mọi thứ dường như đều được lên kế hoạch từ trước. Vì sao cậu ta làm như vậy? Vì cậu ta thật lòng thích tôi ư?

Yêu thích một người phụ nữ đã có chồng và hơn cậu ta ngần ấy tuổi ư?


Tôi gắng gượng đẩy cậu ta ra xa, mỉm cười:


- Siêu à, cô không thích ngâm mình trong nước thế này đâu, chúng ta lên bờ nói
chuyện, được không?


Thấy tôi thay đổi thái độ, cậu ra mừng ra mặt, vội vàng đỡ tôi dậy, dìu tôi lên bờ. Tôi vắt kiệt nước trên quần áo, hong khô dưới ánh mặt trời, những giọt nước nhỏ tí tách trên mặt đất, chỉ một lát đã đọng lại thành vũng nước nhỏ dưới chân tôi.


- Cô cô


Mộ Dung Siêu đặt một cánh tay lên vai tôi, giọng nói run rẩy, gợi tình.


Tôi hất mạnh cánh tay cậu ta ra, nghiêm mặt hỏi:


- Siêu à, cháu chỉ muốn dan díu với ta một thời gian, hay muốn quan hệ lâu dài?


Cậu ta sững người, hồi lâu mới khẽ đáp:


- Tất nhiên là cháu muốn được lâu dài với cô cô


- Lâu dài ư? Ý cháu là sẽ cưới ta làm vợ?


- Chỉ cần cô bằng lòng rời xa pháp sư, cháu nhất định sẽ cưới cô.


Cậu ta ngẩng đầu nhìn tôi, có vẻ hơi bối rối.


- Vậy còn chị Tĩnh của cháu thì sao?


- Cô và chị Tĩnh quen nhau đã lâu, chị ấy chắc chắn sẽ nhường cô làm chị cả.


Tôi bật cười mỉa mai, mới thế là đã kịp chia bà cả bà hai rồi cơ đấy. Tôi suy nghĩ
một lát, hỏi:


- Cháu không muốn cưới Yến Nhi vì lo ngại cô ấy trở thành gánh nặng cho cháu

trên đường đi tìm chú ruột của cháu. Cô cô sức khỏe yếu ớt thế này, ngày nào cũng
phải uống thuốc, lẽ nào cháu không sợ gánh nặng này ư?


Cậu ta cười rạng rỡ, vẻ mặt đắc ý:


- Cô khác với Yến Nhi, với tài năng và trí tuệ của cô, cháu tin rằng, cô nhất định sẽ
giúp cháu giành được vương vị. Cháu cũng tin rằng, dù đường xa dặm thẳng, cô sẽ tìm được cách tự bảo vệ bản thân.


Cậu ta nhìn tôi đắm đuối, rồi nắm tay tôi, dịu dàng nói:


- Cháu hứa sẽ không đối xử tệ bạc với cô, cô nhất định sẽ được sống sung sướng.
Tuy cuộc sống hiện nay của cháu vẫn còn rất vất vả, nhưng nếu cô bằng lòng vạch đường chỉ lối cho cháu, cháu nhất định sẽ làm nên cơ đồ.


Tôi giận sôi người, hít vào thở ra nhiều lần mới kìm chế được cơn bực tức. Cuối cùng tôi đã hiểu được động cơ của cậu ta. Cầu xin, nài nỉ mãi không được, cậu ta đã nghĩ ra chiêu bài dùng nam nhân kế để dụ dỗ tôi.


Tôi nghiêng đầu, ghé mắt nhìn cậu ta, cất giọng lạnh lùng:


- Nếu cháu muốn cô theo cháu, cháu phải bỏ Hô Diên Tĩnh, bằng không đừng
hòng mưu lợi ở ta.


- Cô cô!


Cậu ta giật mình ngẩng mặt lên, ánh mắt hốt hoảng:


- Chị Tĩnh nào có tội tình gì, chị ấy là người hiền thục, an phận, chắc chắn sẽ
chung sống hòa thuận với cô cô, không có chuyện tranh giành ghen tị. Ngày sau lên ngôi, cháu sẽ phong cô làm Hoàng hậu.


Tôi bật cười, Hoàng hậu ư? Trước đây Mông Tốn cũng từng nói với tôi như vậy. Những người đàn ông này đều cho rằng đó là món quà lớn nhất mà họ dành cho phụ
nữ ư?


Tôi bước đi, nhưng cậu ta đã kéo tôi lại.

Mộ Dung Siêu cắn môi suy tính hồi lâu, sau đó ngẩng lên nhìn tôi, hít một hơi thật
sâu, chừng như phải hạ quyết tâm lớn lắm:


- Được, chỉ cần cô cô bằng lòng theo cháu, giúp cháu giành được vương vị, cháu sẽ bỏ chị Tĩnh.


Tôi chăm chú ngó cậu ta hồi lâu, rồi bật cười ha hả. Mộ Dung Siêu ơi Mộ Dung Siêu, vì cái ngai vàng ấy mà cậu sẵn sàng bỏ rơi cả người vợ kết tóc se tơ với mình. Chả trách, sau khi liên lạc được với sứ giả do Mộ Dung Đức bí mật cử đến, cậu ta đã bỏ mặc mẹ và vợ ở lại Trường An, một mình trốn đi. Vì ngai vàng ấy, có việc gì mà
cậu ta không dám làm cơ chứ!


"Bốp"!


- Mộ Dung Siêu, ngươi không xứng với ta, càng không xứng với người vợ luôn
một lòng một dạ vì ngươi!


Bàn tay rôi run lên bần bật, hình ảnh chú nhóc dễ thương trong tim tôi cũng tan
biến theo cái tát ấy


- Cô cô, cô cô! Cháu thật lòng với cô mà


Cậu ta cuống quít kéo tôi lại, mặt mày biến sắc, hoang mang, bối rối.


Tôi cười buồn:


- Đừng vờ vịt nữa! Nếu ngươi thật sự thích ta, thì đã không luôn miệng gọi ta là cô
cô.


Cậu ta như bị đóng băng. Tôi hất tay cậu ta ra, quay đầu, rảo bước xuống núi. Mộ Dung Siêu không đuổi theo tôi.

---------------

>> Đọc tiếp: Chương 93 - 94
Đức Phật và Nàng - Chương Xuân Di - Online - Chương 91 - 92
  • Facebook Comments
  • Blogger Comments

0 comments :

Post a Comment

Top